Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp" pdf (Trang 69 - 72)

II. Thực trạng đánh giárủi ro trước khi cho vay các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB chi nhánh Hà nội :

1. Giải pháp trước mắt

Nhằm nâng cao vị thế của MHB chi nhánh Miền Bắc, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đãđề ra, nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa khi rủi ro tín dụng xảy ra, xây dựng được một hệ thống khách hàng truyền thống.Trước mắt, MHB chi nhánh Miền Bắc tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

1.1 Giải pháp về nhận biết vàđo lường rủi ro

- Sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính đểđo lường rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ xấu so với Tổng dư nợ, tỷ lệ lãi treo so với tổng thu nhập từ cho vay...đồng thời sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính đểđo lường rủi ro tín dụng.

- Cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng cần phải ghi nhớ các dấu hiệu khác nhận biết rủi ro tín dụng, các dấu hiệu đó là: nợ quá hạn, nợđược cơ cấu lại, nợ có vấn đề, nợ giãn, nợ khoanh, lãi treo...vv

- Chấm điểm tín dụng khách hàng, phân loại khách hàng thành các nhóm như khách hàng truyền thống và khách hàng mới, khách hàng là DNNN, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân...., khách hàng là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng có tài sản bảo đảm và khách hàng không có tài sản bảo đảm....

Trên cơ sởđó xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từđóđưa ra quyết định không cho vay hoặc cho vay, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro với đối

sách: Quản lý chặt chẽ hơn, lãi suất cho vay cao hơn, yêu cầu khách hàng có tài sản bảo đảm...

1.2. Giải pháp để hạn chế rủi ro (điều tiết và giám sát rủi ro)*Thẩm định: *Thẩm định:

- Từ phân tích dựán, phương án xin vay, cho đến việc xác định doanh thu, nguồn trả nợ từ dựán, phương án phải chính xác, chính vì vậy công tác dự báo phải tốt (dự báo về thị trường, giá cả, tỷ giá....)

- Khả năng tài chính của khách hàng: Phải chuẩn hoá công tác kế toán tài chính, trong điều kiện có thểáp dụng kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng

- Về tài sản bảo đảm tiền vay: Đánh giá tài sản bảo đảm phải qua tổ chức trung gian có tư cách pháp nhân, có tính chất chuyên nghiệp, đảm bảo yếu tố pháp lý của tài sản bảo đảm, giấy tờ tài sản bảo đảm, thủ tục bảo đảm tiền vay. Cơ chế chính sách của Nhà nước phải rõ ràng hơn, đảm bảo quyền chủ nợ (Ngân hàng) trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

- Đảm bảo yếu tố pháp lý của tất cả hồ sơ vay vốn (Hồ sơ pháp lý, dựán, phương án xin vay, tài sản bảo đảm tiền vay...)

*Quyết định cho vay thiết lập hợp đồng:

- Thiết lập các hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay phải đảm bảo chặt chẽ, chú trọng tính pháp lý, lưu ý quyền hạn của các bên ký hợp đồng, tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu

*Giải ngân, kiểm soát trong khi cấp tín dụng:

- Các hợp đồng, các chứng từ giải ngân, kiểm tra đối chiếu với đơn xin vay, khách hàng nhận tiền vay, các điều kiện giải ngân.

*Kiểm soát sau khi cho vay:

- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích xin vay không.

- Kiểm tra các dựán, tiến bộ phương án sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay.

1.3. Giải pháp xử lý tín dụng

Phát hiện món vay có rủi ro có thểáp dụng các giải pháp sau: - Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn

- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay - Khởi kiện và một số giải pháp khác

1.4. Giải pháp khác

- Tiếp tục đào tạo vàđào tạo lại cán bộ tín dụng để có thể tiếp cận nhanh nhất với những thay đổi về cơ chế, chính sách, những thông tin biến động trên thị trường, về tài chính doanh nghiệp, dựán đầu tư và các vấn đề liên quan đến công tác tín dụng.

- Rà soát và phân lại mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh cấp II cho hợp lý theo từng giai đoạn vàđịnh hướng phát triển chung và phù hợp với từng chi nhánh.

- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí phân loại khách hàng cho phù hợp. - Xây dựng tiêu chíđể cán bộ tín dụng đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của từng khoản vay, qua đóđo lường và có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng (Xếp loại khách hàng theo loại A,B,C, phân loại khách hàng...)

- Phân loại và xếp hạng rủi ro theo ngành, nhóm ngành theo định kỳ, qua đó xác định được hạn mức tín dụng cho từng ngành, nhóm ngành.

- Sớm ban hành sổ tay tín dụng riêng cho MHB chi nhánh Miền Bắc - Với mạng lưới rộng, nên xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin tín dụng.

- Hoàn thiện quy trình thẩm định đã ban hành phù hợp với thực tiễn phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

- Đa dạng hoá tài sản bảo đảm hơn nữa

- Nâng cao dần tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản/Tổng dư nợ - Mở rộng cho vay đồng tài trợđể phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp" pdf (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w