Quá trình hình thành và phát triể n:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp" pdf (Trang 37 - 41)

I. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng MHB chi nhánh Hà nộ

1. Quá trình hình thành và phát triể n:

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là 1 trong 5 Ngân hàng thương mại nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, thành lập theo Quyết định 769/QĐ-TTg ngày 18/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại địa chỉ số 9 Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. MHB là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay xây nhà ở, cơ sở hạ tầng.

Vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng, đến năm 2002 tổng vốn điều lệ tăng lên 800 tỷ đồng. Chỉ sau 8 năm hoạt động, MHB đã đạt những thành tích vượt bậc trong các mặt hoạt động:

Tổng tài sản có tăng trưởng trên 2000%

Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân đạt 350% năm. Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng bình quân đạt 260% năm, đảm bảo an toàn vốn.

Mạng lưới hoạt động của MHB đến nay đã phát triển rộng khắp trên 30 tỉnh thành trong cả nước với gần 100 chi nhánh và phòng giao dịch.

Hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL luôn gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nhà ở.

Với thành tích đóng góp nổi bật cho nền kinh tế xã hội, MHB đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (MHB Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 46/QĐ-NHN-HĐQT ngày 04/7/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB. MHB Hà Nội có trụ sở đặt tại 41A Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Sau gần 3 năm hoạt động, MHB Hà Nội đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng huy động vốn, doanh số cho vay cũng như các mảng hoạt động khác.

Giám đốc là bà Phạm Thiên Nga được bổ nhiệm theo quyết định số 97/QĐ - HĐQT – TCCB. Giúp việc cho Giám đốc là một Phó Giám đốc.

Giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Các chức danh khác tại chi nhánh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc do Giám đốc chi nhánh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp, uỷ

quyền của Tổng Giám đốc. Phó Giám đốc thường trực do Giám đốc Chi nhánh phân công.

Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.

Giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo pháp luật, theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, theo các quy chế, quy định khác của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

+ Được ký các quyết định về công tác cán bộ như khen thưởng, kỷ luật, trả lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm với các chức danh quản lý điều hành, nhân viên trong phạm vi được Tổng Giám đốc uỷ quyền và theo các quy chế, quy định khác của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

+ Được ban hành các nội quy, quy định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi Chi nhánh nhưng không trái với điều lệ và các nội quy, quy định của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

+ Được quyền ký cho vay trong phạm vi được Tổng Giám đốc uỷ quyền phán quyết.

+ Đại diện Tổng Giám đốc trong việc giải quyết các tranh chấp, quan hệ tố tụng liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

+ Được uỷ quyền cho Phó Giám đốc và lãnh đạo các phòng tại chi nhánh giải quyết các công việc của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong phạm vi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền đó.

+ Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước; phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo kết quả kinh doanh và quy định về khoán tài chính của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thông kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của Chi nhánh theo quy định của ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Phó Giám đốc chi nhánh là người giúp việc cho Giám đốc, quản lý một số mặt hoạt động của Chi nhánh do Giám đốc phân

công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

+ Phó Giám đốc thường trực được uỷ quyền thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc chung khi Giám đốc đi vắng và báo cáo lại khi Giám đốc có mặt.

* Tổ chức bộ máy điều hành

Chi nhánh có các phòng nghiệp vụ giúp cho Ban Giám đốc:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp" pdf (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w