Thực trạng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 31 - 36)

7. Các CSQLNN có kích thích được sự phát triển của HTC Ba Vì không và mức

3.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Ba Vì

3.2.2.1. Về quy hoạch phân bổ các chợ trong HTC của Ba Vì

-Do đặc điểm kinh tế xã hội của huyện nên các chợ trên hệ thống chợ hầu hết là chợ nông thôn và vùng núi, chỉ có một chợ thị trấn đặt ở trung tâm của huyện. Theo số liệu Phòng Công Thương huyện Ba Vì cung cấp, hiện nay toàn huyện có 23 chợ được các cấp chính quyền địa phương chính thức đưa vào quản lý, phân bố của các chợ không đồng đều, có xã còn có đến 2 chợ trong khi vẫn còn 11 xã hiện nay vẫn chưa được quy hoạch xây dựng chợ, gây khó khăn cho việc giao dịch mua bán của người dân.

-Các chợ được hình thành và phát triển không phải do quy hoạch tổng thể của nhà nước mà hầu hết là do tính tự phát của thị trường, vì thế việc phân bổ vị trí của các chợ và quản lý chúng cũng còn rất nhiều vấn đề bất cập, HTC chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng lên của người dân, do đó nhiệm vụ quy hoạch và phát triển HTC là một việc cấp thiết đối với Ba Vì trong những năm tới.

Bảng 5: Danh sách hiện trạng chợ trên địa bàn huyện Ba Vì

STT Tên chợ Địa điểm

Loại chợ (1,2,3) Diện tích m2 Số hộ kinh doanh

1 Chợ Quảng Oai Thị trấn Tây Đằng Loại 2 9.295 381 2 Chợ Nhông X. Phú Sơn Loại 2 3.598 143 3 Chợ Mơ X· Vạn Thắng Loại 3 7.122 81 4 Chợ Chiều X· Vạn Thắng Loại 3 520 20 5 Chợ Dốc X· Tản Hồng Loại 3 2.510 146 6 Chợ Hàng Vải X· Phong Vân Loại 3 1.600 24 7 Chợ Vắp X· Phong Vân Loại 3 2.200 30 8 Chợ Thụy An X· Thụy An Loại 3 2.034 55 9 Chợ Vật Lại X· Vật Lại Loại 3 1.000 16 10 Chợ Suối Hai X· Cẩm Lĩnh Loại 3 4.695 45 11 Chợ Phúc X· Phó Châu Loại 3 3.287 49 12 Chợ Thuần Mỹ X· Thuần Mỹ Loại 3 2.984 44

13 Chợ Chu X· Châu Sơn Loại 3 400 8

14 Chợ Phú Phương X· Phú phương Loại 3 2.155 20

15 Chợ Mộc X· Cổ Đô Loại 3 1.754 28

16 Chợ Phú Thịnh X· Phú Cường Loại 3 290 8 17 Chợ Tòng Bạt X· Tòng Bạt Loại 3 4.900 16 18 Chợ Tòng Lệnh X· Tòng Bạt Loại 3 790 12

19 Chợ Dầy X· Sơn Đà Loại 3 4.100 52

20 Chợ Tản Lĩnh X· Tản Lĩnh Loại 3 1.639 81 21 Chợ Ba Trại X· Ba Trại Loại 3 8.125 150 22 Chợ Mộc X· Minh Quang Loại 3 2.336 127 23 Chợ Chẹ X· Khánh Thượng Loại 3 6.300 70

Tổng 73.634 1.606

-Nhìn chung quy mô diện tích các chợ của Ba Vì còn nhỏ hẹp, chưa tương xứng với số lượng hàng hóa lưu chuyển trên HTC cũng như tốc độ tăng của khối lượng hàng hóa lưu chuyển.( Xem bảng 5). Cả huyện không có chợ loại 1 nào mà chỉ có 2 chợ loại 2, còn lại là chợ loại 3, trong đó chủ yếu là chợ bán kiên cố và lều lán, chỉ có 2 chợ loại 2 là chợ kiên cố. Hiện nay có khoảng 1.606 hộ tiến hành hoạt động bán hàng thường xuyên tại HTC, trong đó chợ thị trấn trung tâm huyện là chợ có số hộ kinh doanh cố định cao nhất là 318 hộ, còn lại các chợ nông thôn và miền núi thì con số này nhỏ hơn nhiều. : HTC đã thực sự trở thành một kênh phân phối hữu hiệu kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng vì vậy khối lượng hàng hóa được lưu chuyển ở chợ không ngừng được tăng lên.

3.2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTC

-Trên địa bàn huyện Ba Vì có 23 chợ/31 xã, thị trấn. Trong đó có 2 chợ loại 2 và 21 chợ loại 3. Nhìn chung các chợ trên địa bàn có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, xuống cấp. Phần lớn các chợ loại 3 là chợ tạm, lều lán, họp ở ngoài trời, trên nền đất, chưa có rãnh thoát nước, tường bao xung quanh chợ, cổng chợ, bãi đỗ xe và khu nhà vệ sinh, khi gặp mưa to gió lớn gây ngập úng, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong khu vực chợ và xung quanh.. Thiết kế kỹ thuật của chợ còn chưa phù hợp, đường đi lối lại trong các chợ đa phần là hẹp không đủ cho đi lại của người tiêu dùng, cộng thêm sự thiếu ý thức của người kinh doanh trong chợ, bầy hàng hóa làm cản trở lối đi vào chợ, tạo tâm lý ngại vào chợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các gánh hàng rong phát triển.

-Tình hình đầu tư xây dựng chợ ở các xã thị trấn có nhiều cố gắng nhưng trong tình trạng khó khăn, khả năng đầu tư của các xã còn rất hạn chế, ngân sách nhà nước rót xuống cũng hạn hẹp. Tổng số chợ được xây dựng mới, đầu tư nâng cấp các chợ trong 5 năm qua từ 2005 đến 2009 là 9 chợ, trong đó xây dựng 1 chợ mới và cải tạo nâng cấp 8 chợ, tập trung vào việc san lấp mặt bằng, đổ bê tông nền chợ, làm hệ thống rãnh thoát nước, nhà cầu chợ, nhà ban quản lý chợ, nhà kyốt cho thuê kinh doanh, cổng chợ. Kinh phí đầu tư chủ yếu là nguồn ngân sách của các xã và cho thuê kyốt làm quầy dịch vụ, tỉnh Hà Tây (cũ) hỗ trợ 200-300 triệu đồng/chợ.

-Nói tóm lại cơ sở vật chất kỹ thuật của HTC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường, cần tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho HTC song song với quá trình xây dựng phát triển kinh tế huyện.

3.2.2.4. Về cơ cấu hàng hóa kinh doanh tại chợ

-Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa kinh doanh trên chợ đã có nhiều biến đổi, có nhiều ngành hàng nhóm hàng khác nhau với sự đa dạng về chủng loại hàng hóa để thỏa mãn một cách căn bản nhu cầu trao sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi mua bán của người dân.

-Cơ cấu ngành hàng trong HTC của Ba Vì chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm tươi sống , hàng khô, hàng tạp hoá, may mặc, giầy dép, vật tư nông nghiệp vv. Các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống , tạp hoá chiếm 55-60% hàng may mặc, quần áo, giầy dép chiếm 20%, hàng điện tử, điện lạnh và các hàng hóa có giá trị cao khác chiếm tỷ lệ rất thấp, hàng kim khí, đồ trang sức hầu như không có.

3.2.2.5. Về đặc điểm và phương thức hoạt động của các chủ thể kinh doanh

-Lực lượng tham gia kinh doanh tại chợ chủ yếu các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ trực tiếp bán lẻ, còn các doanh nghiệp, HTX đều không tham gia kinh doanh trên chợ. Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong các kyốt, các cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng, gánh hàng...Trong đó chủ yếu là các sạp hàng, gánh hàng và kyốt, số lượng các cửa hàng bên trong và bao quanh chợ còn hạn chế. -Quy mô kinh doanh của các chủ thể cũng còn nhỏ, kinh doanh chủ yếu các hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp, giá trị hàng hóa không cao, chủng loại hàng hóa còn đơn điệu. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do nguồn vốn tự có của các chủ thể là hạn chế, quy mô kinh doanh nhỏ cũng làm cho sự tích lũy vốn diễn ra rất chậm, vì vậy các hộ kinh doanh muốn mở rộng quy mô kinh doanh cũng khó khăn. Mặt khác quy mô và cơ cấu hàng hóa còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và sức mua của dân cư, đối với một huyện nông thôn như Ba Vì thì sức mua của người dân cũng còn hạn chế.

-Trong HTC trên địa bàn huyện chỉ có một số ít điểm kinh doanh bán buôn, phần lớn thiên về chức năng kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng của dân cư trong khu vực. Chưa có chợ đầu mối nông sản thực phẩm, chưa có chợ chuyên doanh. Đây là một vấn đề đáng quan tâm bởi chợ đầu mối là chợ có vai trò thu hút, tập trung lực lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế để phân phối cho các chợ trong khu vực, việc không có chợ đầu mối gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và cả hiệu quả sản xuất của nhân dân trong huyện.

3.3.3.6. Về công tác tổ chức quản lý chợ

Bảng 6 : Tình hình thực hiện công tác quản lý chợ Ba Vì

TT Tên chợ Loại chợ Mô hình quản lý

1 Chợ Quảng Oai II Ban quản lý

2 Chợ Nhông II Ban quản lý

3 Chợ Mơ III Tổ quản lý

4 Chợ Chiều III Đấu thầu

5 Chợ Dốc III Tổ quản lý

6 Chợ Vắp III Đấu thầu

7 Chợ Hàng Vải III Tổ quản lý 8 Chợ Vật Lại III //

9 Chợ Suối Hai III // 10 Chợ Thuỵ an III // 11 Chợ Thuần Mỹ III //

12 Chợ Phúc III //

13 Chợ Chu III Đấu thầu

14 Chợ Phú Phương III //

15 Chợ Mộc III Đấu thầu

16 Chợ Phú Thịnh III //

17 Chợ Tòng Bạt III Tổ quản lý 18 Chợ Tòng Lệnh III Đấu thầu

19 Chợ Dầy III Tổ quản lý

20 Chợ Tản Lĩnh III // 21 Chợ Ba Trại III //

22 Chợ Mộc III //

23 Chợ Chẹ III //

-Hiện nay việc tổ chức quản lý chợ đang áp dụng các hình thức tổ chức quản lý như : Ban quản lý chợ, tổ quản lý, tổ chức hay các cá nhân đấu thầu. Hình thức tổ chức quản lý bằng Ban quản lý hoặc Tổ quản lý chợ chủ yếu ở loại 2 và chợ bán kiên cố, hình thức đầu thầu chủ yếu ở các chợ ngoài trời, lều lán.

-Hầu hết các chợ do ủy ban nhân dân (UBND) xã, thị trấn trực tiếp quản lý thông qua các Ban quản lý, Tổ quản lý chợ, các tổ chức này đảm nhận việc sắp xếp tổ chức kinh doanh dịch vụ trong chợ, thu nộp đầy đủ các loại vé, phí cho ngân sách xã, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường cho chợ. Quản lý chợ bằng các hình thức này sẽ hiệu quả hơn là cho đấu thầu chợ, vì khi đấu thầu chợ thì chợ không đảm bảo trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại trong chợ.

-Công tác quản lý chợ: Ban quản lý chợ chưa làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình.Điều này thể hiện qua việc ban hành và kiểm soát việc thực hiện nội quy chợ kém hiệu quả, các chính sách hỗ trợ còn nhỏ hẹp. Vấn đề an toàn và vệ sinh chợ vẫn chưa được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 31 - 36)