Thực trạng các CSQLNN đối với HTC trên địa bàn huyện Ba Vì

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 36 - 41)

7. Các CSQLNN có kích thích được sự phát triển của HTC Ba Vì không và mức

3.2.3. Thực trạng các CSQLNN đối với HTC trên địa bàn huyện Ba Vì

3.2.3.1. Chính sách đối với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển HTC

-Ngày 14/02/2003 Chính phủ đã ban hành nghị định số 02/2003 NĐ/CP về Phát triển và Quản lý chợ. Đến ngày 23/12/2009 Chính phủ đã ban hành nghị định số

114/2009 NĐ/CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 02/2003 NĐ/CP. Quan điểm của nhà nước về việc xây dựng quy hoạch phát triển chợ được thể hiện trong 2 nghị định này qua những nội dung chủ yếu sau :

-Chợ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu tổng thể hạ tầng kinh tế xã hội, do vậy quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau:

+Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; Chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.

+Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở những vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản.

+Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ đủ để xây dựng cho các khu vực kinh doanh hàng hóa, khu vực dịch vụ và đường bao quanh chợ.

-Việc lập các dự án quy hoạch và đầu tư phát triển HTC được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 09/11/2003 về hướng dẫn lập các dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng chợ.

3.2.3.2. Chính sách đối với việc huy động vốn đầu tư phát triển HTC

-Vốn là yếu tố tối quan trọng và cần thiết phải có nếu muốn đầu tư xây dựng phát triển HTC, do vậy việc huy động nguồn vốn để phát triển HTC luôn là việc được quan tâm hàng đầu khi xây dựng một dự án phát triển chợ. Theo Nghị định cũ, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước còn bất hợp lý. Cụ thể, mới chỉ dành vốn cho chợ hạng 1 (chỉ chiếm 3% tổng số chợ và chủ yếu tập trung ở trung tâm các thành phố, thị xã lớn, là địa bàn có thể huy động vốn của doanh nghiệp và hộ kinh doanh). Trong khi đó, chợ hạng 2 (chiếm 11%) và chợ hạng 3 (chiếm 86%) ở địa bàn nông thôn, miền núi, trong đó có Ba Vì, là nơi người dân có nhu cầu cấp bách về chợ nhưng không có vốn đầu tư thì nằm ngoài chính sách hỗ trợ vốn.

-Ðể khắc phục tình trạng trên, theo quy định mới tại nghị định 02/2003 NĐ/CP và nghị định 114/2009 NĐ/CP vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; nguồn vốn vay tín dụng và có cả nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng.

+Nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ.

+Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đối với HTC nông thôn bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại. Trong đó, vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3 vốn từ ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ đầu tư một số chợ.

- Ngoài ra, do chợ là bộ phận của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng chợ trên địa bàn huyện Ba Vì chính là xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn nên các dự án đầu tư chợ của các thành phần kinh tế của huyện Ba Vì còn được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tại Theo nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật Đầu tư; được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nướcNghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 151.

-Thêm vào đó theo nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật Đầu tư các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng HTC còn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

-Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 cũng nhấn mạnh rằng dự án đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn trong đó có HTC sẽ được hưởng ưu đãi.

3.2.3.3. Chính sách đối với các thương nhân hoạt động trong HTC

-Đối với một huyện nông thôn như Ba Vì, nguồn vốn tự có của người dân để đầu tư vào hoạt động thương mại nói chung và hoạt động kinh doanh trong HTC

nói riêng vẫn còn rất hạn chế, do vậy việc nhà nước đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ người dân vay vốn cho đầu tư kinh doanh trong HTC là cần thiết, các chính sách đó không chỉ thúc đẩy hoạt động của HTC mà còn tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

- Theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 08/07/2009 về ưu đãi tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn và Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, Ba Vì là huyện thuộc danh mục các khu vực khó khăn mà các thương nhân hoạt động trong địa bàn huyện sẽ được hưởng những ưu đãi về tín dụng. Theo đó thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại Huyện được vay vốn từ ngân hàng Chính sách Xã hội cho hoạt động thương mại với mức tối đa 500 triệu đồng. Vì vậy các thương nhân muốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong HTC có thể sử dụng ưu đãi này để vay vốn nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.

3.2.3.4. Chính sách ưu đãi về mặt bằng xây dựng HTC

-Hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều phối hợp với Bộ Công thương và các bộ ngành có liên quan để hướng dẫn các địa phương quy hoạch sử dụng đất, phân bổ đất đai cho phù hợp với quy hoạch hạ tầng phát triển thương mại nông thôn, trong đó có HTC.

-Theo điều 26 nghị định 108/2006 NĐ/CP, các nhà đầu tư vào các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư trong đó có phát triển hạ tầng kinh tế xã hôị sẽ được nhà nước ưu đãi về tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất bằng cách giảm hoặc không thu tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về thuế.

3.2.3.5. Chính sách về kinh doanh khai thác và quản lý chợ

-Nghị định số 02/2003 NĐ/CP về Phát triển và Quản lý chợnghị định số 114/2009 NĐ/CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 02/2003 NĐ/CP

có quy định khá chi tiết về vấn đề kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó một số nội dung chủ yếu là : quy định về chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và

quản lý hoạt động tại chợ, các nhiệm vụ chủ yếu của ban quản lý chợ, quy định về việc quản lý kinh doanh tại chợ, quản lý các điểm kinh doanh, quản lý chất lượng hàng hóa ...

-Ngày 19/01/2010 ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có ban hành quyết định số 03/2010/ QĐ-UBND Về việc thực hiện ủy nhiệm thu cho UBND các phường, xã, thị trấn và tổ chức, Ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện ba vì (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)