KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIÊU THỨ CẤP

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới kinh doanh nhập khẩu mặt hàng màng BOPP từ thị trường trung quốc của công ty TNHH thương mại XNK thiên bảo (Trang 25)

Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Thiên Bảo kinh doanh xuất nhâp khẩu chủ yếu mặt hàng màng BOPP từ thị trường Trung Quốc p hân p hối chủ yếu trên thị trường Việt Nam,để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật bao bì sản phẩm trên thị trường quốc tế

.Sản phẩm màng BOPP là một trong những nguyên liệu chính để chế tạo bao bì sản phẩm,dùng trong chế tạo băng keo…Do sản phẩm màng BOPP công ty nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nhưng sử dụng đồng tiền thứ ba trong thanh toán là đô la Mỹ nên những biến đổi liên tục của tỷ giá gây không ít khó khăn cho hoạt động nhập khẩu của công ty

1,135,812 1,242,375 1,932,743 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2008 2009 2010

Kim ngạch nhập khẩu 3 năm 2008-2010 của công ty Thiên Bảo

Kim ngạch nhập khẩu

Đơn vị tính :USD

Biểu đồ 1 : Kim ngạch nhập khẩu màng BOPP trong ba năm 2008-2010 của công ty

-Nhìn vào biểu đồ kim ngạch nhập khẩu trong 3 năm 2008-2010 của công ty ta thấy:kim ngạch nhập qua 3 năm liên tục tăng,Năm 2008 giá trị nhập khẩu đạt 1035812 USD,năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 1142375 USD,năm 2010 kim ngạch nhập khẩu đạt 1632743 USD

-Biến động tỷ giá qua các thời kỳ

Trong thời gian vừa qua chính sách tỷ giá của Việt Nam có nhiều sự thay đổ lớn để phù hợp với yêu cầu phát triển.Từ tháng 2/1999 đến nay ,tỷ giá được xác định dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong phạm vi biên độ cho phép.Chính vì vậy,tỷ giá lên xuống theo quan hệ cung cầu có thể gây những rủi ro tổn thất cho doanh nghiệp.Các đợt điều chỉnh biên độ tỷ giá trong thời gian 2008-2010 được tóm tắt trong bảng sau

Bảng 3.1:Biên độ tỷ giá 2008-2010

Thời điểm Biên độ tỷ giá Tỷ giá chính

thức 10/03/2008 0.75%->1% 16025 11/06/2008 1%->2% 16461 26/12/2008 2%->5% 16989 26/12/2009 5%->3% 17961 10/02/2010 3% 18544 18/08/2011 3% 18932 11/02/2011 3%->1% 20963

(Nguồn: ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Thực tế sự biến động của tỷ giá VND/USD theo từng tháng là không lớn nhưng lại mang tính thường xuyên,sự biến động từng ngày là khá p hức tạp làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu không lường trước được những tổn thất có thể xảy ra.Thời điểm năm 2005 tỷ giá được giữ ở biên độ rất nhỏ và được giữ liên tục trong 4 năm từ 2002-2006 nên nhập khẩu không chịu biến động gì.Từ năm 2008 khi kinh tế Mỹ bị suy thoái ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.Đồng đô la Mỹ mất giá so với một số nước nhưng so với Việt Nam đồng vẫn tăng

giá(nguyên nhân do chính sách khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu của nhà nước) và do đó gây những tác động đến hoạt động nhập khẩu.

Biểu đồ 2: Biến động tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do trong 2 năm : 2009-20010

Qua hai bảng trên có thể thấy tỷ giá tăng liên tục qua các thời kỳ khác nhau từ 2008-2010.Đặc biệt trên thị trường tự do biến động theo nhu cầu của thị trường tỷ giá có sự tăng giảm khác nhau.Giai đoạn những tháng cuối năm 2009 tỷ giá đột ngột tăng mạnh đạt mức kỷ lục.Năm 2010 tỷ giá có xu hướng ổn định hơn 2 năm trước. Các ngân hàng thương mại có mức điều chỉnh giá bán theo cung cầu thị trường giá cũng biến động từng ngày .Việc thanh toán cho hàng hóa phụ thuộc nhiều vào tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại để xác định lượng nội tệ dùng cho thanh toán

3.4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI GIÁ VÀ LƯỢNG NHẬP KHẨU

Tỷ giá biến động tác động tới giá của mặt hàng nhập khẩu làm cho khối lượng nhập khẩu và giá trị của hàng hóa thay đổi.Tỷ giá tăng ,đồng nội tệ(VNĐ)giảm giá gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu.Mối quan hệ giữa giá cả

và sản lượng trên thị trường ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu ,nhà nhập khẩu.Quan hệ cung cầu cũng có sự biến động

Bảng 3.2: Tình hình nhập khẩu màng BOPP 2008-2010 của công ty

2008 2009 2010

Khối lượng(tấn) 455 456 597

Giá(USD/tấn) 2270 2500 2680

Trị giá nhập khẩu nguyên tệ 1.032.850 1.140.000 1.599.960 Tỷ giá tính thuế 16530 17412 18945 Tỷ lệ biến động tỷ giá --- 5.33% 8,8% Trị giá nhập khẩu VNĐ 17.073.010.500 19.849.680.000 30.311.242.20 0 Biến động tỷ giá làm chi

phí tính theo VNĐ tăng(%)

8,6 7,2 8.1

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu,phòng kế toán và một số tính toán của tác giả) Những biến động của tỷ giá gây tác động xấu đến hoạt động nhập khẩu.Năm 2008 tỷ giá bình quân là 1USD = 16 530VNĐ nhưng đến năm 2009 tỷ giá bình quân là 1 USD = 17 412 VNĐ.Tức là mỗi đồng dùng cho thanh toán nhập khẩu của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng thêm 882 đồng.Năm 2009 trị giá nhập khẩu của công ty là 1.140.000 USD tính ra công ty phải chi thêm 1 khoản 1.005.480.000 đồng so với tỷ giá năm 2008.Tương tự năm 2010 tỷ giá bình quân 1 USD= 18945 VNĐ tăng 1533 đồng so với năm 2009.

Sau năm 2008 đầy biến động của kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ,nhìn tổng thể kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy thoái.Công ty Thiên Bảo cũng có những thành quả trong hoạt động kinh doanh của mình.Trong 3 năm qua nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về màng BOPP đều có xu hướng tăng nên lượng hàng nhập của công ty cũng tăng.Tuy nhiên,do ảnh hưởng của biến động tỷ giá làm cho giá và một số nguyên nhân khác làm

cho giá giá nhập khẩu của hàng hóa tăng.Mặt khác tỷ giá tăng khiến cho giá quy đổi ra nội tệ VNĐ của hàng hóa cũng lũy tiến tăng thêm tương đối lớn.Cụ thể:Năm 2009 so với năm 2008 giá của hàng hóa tăng từ 2270USD/Tấn lên 2500 USD /Tấn( tăng 10,1%) ,lượng hàng nhập khẩu tăng 455 tấn->456 tấn(tăng 0,22%) .Khiến cho trị giá nguyên tệ tính bằng USD của hàng hóa nhập khẩu tăng 1.032.850->1.140.000(tăng 10.3%).Nhưng do biến động tỷ giá tăng 16530 - >17412(5%) làm cho trị giá hàng hóa tính theo VNĐ tăng 16%.Điều đó làm tăng giá trị hàng nhập khẩu đồng nghĩa làm tăng chi phí cho hàng nhập khẩu.Tương tự cho năm 2010 so với năm 2009:đây là năm kinh tế thế giới cũng như Việt Nam phục hồi khá mạnh mẽ,kinh tế dần đi vào ổn định hậu khủng hoảng,nhu cầu về mặt hàng màng BOPP tăng mạnh,công ty đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của mình cho nhu cầu trong nước và xúc tiến sang thị trường mới.Lượng nhập khẩu tăng mạnh 456->597 tấn (tăng 30,9%) ,giá của hàng hóa tăng 2500->2680 USD/Tấn(tăng 7,2%).Làm cho trị giá nhập khẩu tăng 11400.000->1599.960(tăng 40,3%).trong khi tỷ giá tăng 8,8% .Điều đó làm cho giá trị tính bằng đồng nội tệ tăng 55,5%.

Đi sâu vào nghiên cứu biến động tỷ giá trên thị trường ảnh hướng đến giá trị thanh toán ta thấy,trong 3 tháng đầu năm 2008 tỷ giá USD/VNĐ liên tục giảm thậm chí dưới mức sàn.Từ mức 16112 đồng xuống 15960 đồng.Trên thị trường tự do USD dao động mức 15 700-16 000 VNĐ/USD.Đây là thời điểm giáp tết,công ty nhập khẩu khá nhiều nên đã thu được nguồn lợi lớn do tỷ giá giảm và việc thực hiện thanh toán trong thời gian này.Trong 3 tháng tiếp theo của năm 2008,Đồng đô la Mỹ bất ngờ tăng giá . đỉnh điểm 18/6 lên đến 19 40 0 đồng/USD,hoạt động kinh doanh của công ty gặp không ít khó do sự thay đổi bất ngờ này.Trong giai đoạn này,công ty vẫn thực hiên nhập khẩu ,ví dụ ngày 10/5/2008 công ty ký hợp đồng với bạn hàng trị giá đơn hàng là 43126 USD với điều khoản thanh toán sau 45 ngày sau khi nhận được hàng.Ngày 13/6/2008 công ty tiến hành thanh toán cho đối tác.Tỷ giá ngày 13/6/2008 là

17099VNĐ/USD so với thời kỳ trước công ty phải bỏ ra thêm khoảng 1399 đồng/USD để thanh toán cho đơn hàng

Tháng 8/2008 ,nhờ có sự can thiệp của ngân hàng nhà nước cơn sốt ngoại tệ đã được chăn đứng.Trên thị trường tỷ giá tự do giảm mạnh từ 19 400 VNĐ/USD xuống còn 16 400 VNĐ/USD và bình ổn vào các tháng tiếp theo.

Năm 2009 ,tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và các ngành nghề khác nhau.Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ.Tỷ giá VNĐ/USD liên tục tăng mạnh.trong quý I/2009 trên thị trường tự do tỷ giá biến động trong khoảng 17500-17900 VNĐ/USD.Từ đến tháng 4/2009 tỷ giá tăng đều và giai đoạn cuối năm tỷ giá tăng mạnh đạt mức cao nhất đỉnh điểm 1USD=20 000 VNĐ còn tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng tăng lên mức 18 045 VNĐ/USD.Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của khủng hoảng nên lượng nhập khẩu của công ty tăng ít hơn so với dự kiến.

3.4.2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NHÀ CUNG ỨNG

Sản phẩm công ty nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc nên tỷ giá của đồng đô la Mỹ và CNY ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà cung ứng .Mối quan hệ tỷ giá của ba đồng tiền VNĐ,USD, CNY tác động đến nhà cung cấp và việc lựa chon nhà cung ứng của người nhập khẩu

Biểu đồ 3: Tỷ giá của USD/CNY từ 2007-2009

Biểu đồ 4:Tỷ giá USD/CNY từ 2009 đến t1.2011

(nguồn:trading economic)

Dựa vào 2 biểu đồ trên có thể thấy từ năm 2008-2010 tỷ giá USD/CNY liên tục giảm. Đồng nhân dận tệ tăng giá so với đồng Đô la Mỹ dưới sức ép của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề tỷ giá.Trong giai đoạn T1-T7 năm 2008 tỷ giá USD/CNY giảm mạnh từ 7.8->6.8 USD/CNY,giữ ổn định trong khoảng 6,8 CNY/USD trong giai đoạn từ t8/2009 đến t7/2010.T8/2010 đên nay đông CNY tiếp tục tăng giá so với USD.

Trong khi đồng CNY tăng giá so với đồng USD thì VNĐ lại giảm giá so với đồng USD.Diễn biến trái chiều của hai đồng tiền 2 quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu so với đồng tiền dùng làm thanh toán cho thấy.Khi nhà nhập khẩu Việt Nam phải chi ra lượng VNĐ nhiều hơn cho việc thanh toán lượng USD nhập khẩu thì nhà xuất khẩu lại thu được lượng CNY ít hơn khi quy đổi đồng USD nhận được từ khách hàng ra đồng CNY.

Đầu năm 2008 khi đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng giá các nhà cung ứng từ thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng giá bán để bù đắp cho xu hướng tăng của nhân dân tệ.Mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho thị trường Màng BOPP có nhiều biến động.Giá bán tăng cùng với việc các nhà cung ứng thắt chặt hơn trong vấn đề thanh toán của người mua về thời hạn và phương thức thanh toán.Công ty Thiên Bảo trong giai đoạn này cũng đối mặt với sự tăng giá của USD so với VNĐ,chi phí cho việc thanh toán tăng nên.Để giảm chi phí tăng cường lợi nhuận,công ty lựa chọn các nhà cung ứng có giá cả thấp và có mối quan hệ lâu dài với công ty

Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2010 khi tỷ giá đồng CNY có xu hướng ổn định thì VNĐ lại giảm giá so với USD,các nhà cung ứng bắt đầu đi vào bình ổn thị trường mở rộng sản xuất và có các ưu đãi giá với người mua.Việc lựa chọn nhà cung ứng trở nên dễ dàng hơn với công ty vì có thể có được các chào hàng với giá tốt từ nhiều công ty khác nhau .Khi tỷ giá trong nước biến động tăng còn tỷ giá của nước xuất khẩu tương đối ổn định công ty tính đến các yếu tố trượt giá của đồng Việt Nam trong việc lựa chon các đơn hàng

3.4.3 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THANH TOÁN CHO NGƯỜI XUẤT KHẨU KHẨU

Công ty chủ yếu sử dụng USD cho việc thanh toán đối với nhà xuất khẩu.Tuy nhiên do chưa chủ động được nguồn ngoại tệ USD dùng cho việc thanh toán nên công ty phải mua USD từ thị trường bên ngoài thường và từ các ngân hàng thương mại để thanh toán cho người xuất khẩu.Vì thế khi trên thị trường có biến động về tỷ giá điều này ảnh hưởng đến các quyết định mua ngoại

tệ về thời điểm thanh toán cho nhà xuất khẩu.Đặc biệt là khi doa nh nghiệp thường ký hợp đồng với điều khoản thanh toán sau khi đã nhận hàng.Vì thế độ trễ cho thời gian thanh toán hàng là khá nhiều.Trong thời điểm đồng USD tăng giá so với VNĐ ,người dân và doanh nghiệp đêù muốn găm giữ đồng Đôla do lo ngại đô la tiếp tục tăng giá điều này gây lên sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối tạo ra cơn sốt ảo về ngoại tệ,đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ,khi đó công ty là người nhập khẩu cần lượng ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng do không có sẵn đô la Mỹ nên p hải mua từ thị trường bên ngoài

Theo hợp đồng thỏa thuận với nhà cung ứng công ty thường thực hiện thanh toán trong khoảng thời gian 2 tháng sau khi nhận được hàng theo p hương thức chuyển tiền(T&T)`.Trong 2 tháng kể từ khi nhận được hàng công ty sẽ lựa chọn thời gian mua ngoại tệ thích hợp để chuyển thanh toán cho nhà cung ứng.Năm 2008 trong giai đoạn đầu năm tỷ giá biến động giảm việc thanh toán trở nên dễ dàng,công ty thường chọn thời điểm thanh toán sau để hưởng lợi từ việc tỷ giá giảm đồng thời hưởng lợi về mặt giá trị của đồng tiền theo thơi gian.Tuy nhiên khi tỷ giá đột ngột tăng cao công ty không dự báo được xu hướng biến động của tỷ giá nên với các đơn hàng có từ trước việc thanh toán trong giai đoạn này khiến công ty thiệt hại khoản VNĐ do chênh lệch tỷ giá. Năm 2009 ,sau giai đoạn tăng của tỷ giá vào cuối năm 2008 công ty thường rút ngắn thời gian thanh toán cho bạn hàng nhằm giảm thiểu biến động tỷ giá .Điều này dường như là một giải pháp an toàn tạm thời của doanh nghiêp khi đối phó với sự biến động tỷ giá

3.4.4 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH DOANH

Trong việc hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá,Công ty rất khó đưa ra các dự đoán diễn biến tiếp theo của tỷ giá sẽ tăng hay giảm và tỷ lệ là bao nhiều để đưa ra các kế hoạch nhập khẩu và lựa chọn phương án phòng ngừa Chính điều này khiến cho công ty không dám áp dụng các điều khoản giá linh hoạt

trong việc ký kết hợp đồng mua bán hay các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ để giảm thiệt hại do biến động gây ra.

Bảng 3.3:Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu màng BOPPcác năm 2009,2010

Chỉ tiêu 2009 2010

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kim ngạch nhập khẩu(USD) 1.141.996 1.140.000 1552.20

0

1.623.000

Lượng nhập khẩu(tấn) 460 456 597 597

Giá (USD/Tấn) 2482,6 2500 2600 2680

Tỷ gia hối đoái bình quân(VNĐ/USD)

17012 17.412 18.023 18.945

(nguồn:phòng kế toánvà một số tính toán của tác giả)

Từ bảng trên ta có thể thấy,năm 2009 doanh nghiệp dự báo biến động tỷ giá làm tỷ giá bình quân đạt 17012 đồng dự kiến kim ngạch nhập khẩu đạt 1.141.996 USD nhưng thực tế cho thấy tỷ giá tăng lên 17.412 .Khi đó việc thực hiên kế hoạch của doanh nghiệp giảm sút 1.140.000 USD, .Nguyên nhân của việc này là do doanh nghiệp dự kiến giá sản phẩm tăng lên Bình quân đạt 2482,6 USD/tấn nhưng do tỷ giá biến động tăng, giá nhập khẩu tăng lên đạt 2500 USD/Tấn giá tăng làm lượng nhập khẩu không đạt so với kế hoạch đề ra ( 460 tấn ).

Năm 2010 do sự phục hồi của nên kinh tế mạnh mẽ hơn,nhu cầu của sản phẩm tăng.Doanh nghiệp dự kiến lượng nhập tăng lên đạt mức 597 tấn.Kim ngach nhập khẩu dự kiến là 1552.200 USD .Kỳ thực hiên đã hoàn thành được chỉ tiêu đề ra về lượng nhưng do biến động tăng giá trên thị trường làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng lên 70.800 USD so với dự kiến.

Việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp xem xét cả trên xu hướng biến đổi tỷ giá tác động làm cho giá và lượng của hàng hóa nhập vào biến đổi điều đó

gián tiếp làm ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu ,kết quả kinh doanh. của doanh nghiệp.

3.4.5 TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới kinh doanh nhập khẩu mặt hàng màng BOPP từ thị trường trung quốc của công ty TNHH thương mại XNK thiên bảo (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)