thường ký hợp đồng với điều khoản thanh toán sau khi đã nhận hàng.Vì thế độ trễ cho thời gian thanh toán hàng là khá nhiều.Trong thời điểm đồng USD tăng giá so với VNĐ ,người dân và doanh nghiệp đêù muốn găm giữ đồng Đôla do lo ngại đô la tiếp tục tăng giá điều này gây lên sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối tạo ra cơn sốt ảo về ngoại tệ,đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ,khi đó công ty là người nhập khẩu cần lượng ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng do không có sẵn đô la Mỹ nên p hải mua từ thị trường bên ngoài
Theo hợp đồng thỏa thuận với nhà cung ứng công ty thường thực hiện thanh toán trong khoảng thời gian 2 tháng sau khi nhận được hàng theo p hương thức chuyển tiền(T&T)`.Trong 2 tháng kể từ khi nhận được hàng công ty sẽ lựa chọn thời gian mua ngoại tệ thích hợp để chuyển thanh toán cho nhà cung ứng.Năm 2008 trong giai đoạn đầu năm tỷ giá biến động giảm việc thanh toán trở nên dễ dàng,công ty thường chọn thời điểm thanh toán sau để hưởng lợi từ việc tỷ giá giảm đồng thời hưởng lợi về mặt giá trị của đồng tiền theo thơi gian.Tuy nhiên khi tỷ giá đột ngột tăng cao công ty không dự báo được xu hướng biến động của tỷ giá nên với các đơn hàng có từ trước việc thanh toán trong giai đoạn này khiến công ty thiệt hại khoản VNĐ do chênh lệch tỷ giá. Năm 2009 ,sau giai đoạn tăng của tỷ giá vào cuối năm 2008 công ty thường rút ngắn thời gian thanh toán cho bạn hàng nhằm giảm thiểu biến động tỷ giá .Điều này dường như là một giải pháp an toàn tạm thời của doanh nghiêp khi đối phó với sự biến động tỷ giá
3.4.4 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH DOANH
Trong việc hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá,Công ty rất khó đưa ra các dự đoán diễn biến tiếp theo của tỷ giá sẽ tăng hay giảm và tỷ lệ là bao nhiều để đưa ra các kế hoạch nhập khẩu và lựa chọn phương án phòng ngừa Chính điều này khiến cho công ty không dám áp dụng các điều khoản giá linh hoạt
trong việc ký kết hợp đồng mua bán hay các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ để giảm thiệt hại do biến động gây ra.
Bảng 3.3:Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu màng BOPPcác năm 2009,2010
Chỉ tiêu 2009 2010
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kim ngạch nhập khẩu(USD) 1.141.996 1.140.000 1552.20
0
1.623.000
Lượng nhập khẩu(tấn) 460 456 597 597
Giá (USD/Tấn) 2482,6 2500 2600 2680
Tỷ gia hối đoái bình quân(VNĐ/USD)
17012 17.412 18.023 18.945
(nguồn:phòng kế toánvà một số tính toán của tác giả)
Từ bảng trên ta có thể thấy,năm 2009 doanh nghiệp dự báo biến động tỷ giá làm tỷ giá bình quân đạt 17012 đồng dự kiến kim ngạch nhập khẩu đạt 1.141.996 USD nhưng thực tế cho thấy tỷ giá tăng lên 17.412 .Khi đó việc thực hiên kế hoạch của doanh nghiệp giảm sút 1.140.000 USD, .Nguyên nhân của việc này là do doanh nghiệp dự kiến giá sản phẩm tăng lên Bình quân đạt 2482,6 USD/tấn nhưng do tỷ giá biến động tăng, giá nhập khẩu tăng lên đạt 2500 USD/Tấn giá tăng làm lượng nhập khẩu không đạt so với kế hoạch đề ra ( 460 tấn ).
Năm 2010 do sự phục hồi của nên kinh tế mạnh mẽ hơn,nhu cầu của sản phẩm tăng.Doanh nghiệp dự kiến lượng nhập tăng lên đạt mức 597 tấn.Kim ngach nhập khẩu dự kiến là 1552.200 USD .Kỳ thực hiên đã hoàn thành được chỉ tiêu đề ra về lượng nhưng do biến động tăng giá trên thị trường làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng lên 70.800 USD so với dự kiến.
Việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp xem xét cả trên xu hướng biến đổi tỷ giá tác động làm cho giá và lượng của hàng hóa nhập vào biến đổi điều đó
gián tiếp làm ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu ,kết quả kinh doanh. của doanh nghiệp.
3.4.5 TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Dựa vào bảng 3.2 và biểu đồ 2 ta có thể thấy.Trong 3 năm 2008 -2010 tỷ giá trên thị trường tự do có nhiều biến động phức tạp.Cuối năm 2008 tỷ giá tăng mạnh khiến cho các đơn hàng của doanh nghiệp cần phải thanh toán ra tăng chi phí do chênh lệch tỷ giá.Kết quả năm 2008 biến động tỷ giá làm chi p hí VNĐ của công ty tăng 8,6%. Đến năm 2009 tuy tỷ giá có lúc giảm nhưng giai đoạn cuối năm tỷ giá lại tăng mạnh khiến cho chi phí tính theo VNĐ do biến động tỷ giá tăng 7,2% .Tương tự cho năm 2010 là 8.1%
Mặt khác năm 2008,doanh nghiệp muốn ổn định giá cả và tâm lý khách hàng nên đã không tưng giá cho dù nguồn nhập khẩu đầu vào ra tăng.Doanh thu từ hoạt đông kinh doanh màng BOPP của công ty tăng chủ yếu là do lượng bán ra tăng.Nhưng nó làm cho lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm
Năm 2009 khi kinh tế thế giới đã dần đi vào ổn định và có sự phục hồi,trong khi giá nhập vào tăng 10% nên doanh nghiệp tăng giá bán lên 8% để bù vào một phần tăng giá của sản phẩm và chi phí tăng do biến đổi tỷ giá..Kết quả năm 2009 lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hơn so với năm trước
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÀNG BOPP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ XNK THIÊN BẢO
4.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU
4.1.1 NHỮNG THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ
Công ty khi ký kết hợp đồng với nhà cung ứng đều sử dụng phương thức thanh toán là chuyển tiền(T&T).KHi nhận được đầy đủ hàng hóa công ty sẽ tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng cách yêu cầu ngân hàng của mình chuyển số tiền nhất định thanh toán cho nhà cung ứng trong thời gian quy định của hợp đồng.Đây được xem là phương thức thanh toán có lợi cho nhà nhập khẩu .Công ty có thể tránh được những rủi ro về hàng hóa khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển về Việt Nam,mặt khác công ty sẽ chiếm ưu thế trong các thỏa thuận với đối tác khi hàng hóa đã nằm trong tay mình về các điều khoản giảm giá hay gia hạn thời gian thanh toán cho hàng hóa.Điều này được thể hiện trong giai đoạn cuối năm 2009 công ty nhập lượng hàng lớn trị giá 120 512 USD thời điểm thanh toán chậm nhất 21/12/2011.Giai đoạn này tỷ giá VNĐ/USD tăng cao do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp và tâm lý USD tăng giá khí cho dân chúng găm giữ đô gây ra tình trạng khan hiếm trên thị trường.Thời điểm này,do công ty đã nhận đủ hàng nên khi tỷ giá tăng cao công ty đã thương lượng với nhà cung ứng lùi thời hạn thanh toán lại sau 1 tháng nhờ vậy công ty đã giảm khoản chi phí tăng giá đồng tiền vào thời điểm nhạy cảm ,giảm thiểu thiệt hại do biến động tỷ giá gây ra.
4.1.2 NHỮN HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
-Do chỉ sử dụng đồng đô la Mỹ trong thanh toán quốc tế nên doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào đồng đô la Mỹ
Dù nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc nhưng công ty ký hợp đồng đều sử dụng đồng đô la MỸ là đồng tiền thanh toán.Điều này khiến cho hoạt động nhập khẩu của công ty bị ảnh hưởng nhiều khi có sự biến động của đồng đô la mỹ trên thị trường.Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 nền kinh tế Mỹ có nhiều bất ổn kéo theo sự biến động bất thường và khó dự đoán về tỷ giá của đô la mỹ so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới trong đó có VNĐ và CNY.Công ty chỉ sử dụng đồng đô la Mỹ trong thanh toán nên khi biến động tỷ giá USD/VNĐ hay CNY/USD gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới giá hàng nhập,lượng hàng nhập ,số lượng nhà cung ứng ,lợi nhuận và cả việc thanh toán cho đối tác.Mặt khác ,USD chỉ là đồng tiền của nước thứ 3 nên việc quy đổi ngoại tệ đối với cả người bán và người mua đều cần thời gian và làm tăng chi phí
-Bộ phận chuyên trách dự báo tỷ giá của doanh nghiệp còn yếu
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận biết tác động xấu của tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩucủa công ty nhưng việc phòng ngừa rủi ro này thì các doanh nghiệp đều thờ ơ,đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đối với cty TNHH Thương mại &XNK Thiên Bảo đây cũng không phải là ngoại lệ.100% phiếu điều tra đều cho rằng việc tăng lên của tỷ giá trong thời gian qua có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của công ty nhưng việc phòng ngừa rủi ro này thì chưa được quan tâm đúng mức.9/15 phiếu điều tra cho rằng công ty dùng biện pháp quỹ dự phòng đối với rủi ro này nhưng hiệu quả thu được không cao.Nguyên nhân là do ngoài những rủi ro về tỷ giá thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty còn nhiều rủi ro khác như rủi ro từ đối tác ,rủi ro kinh tế…Vì thế mà công tác dự báo chỉ được thực hiện khi có hợp đồng ngoại thương diễn ra.
Có thể lý giải sự thờ ơ trên của các doanh nghiệp là do chính sách tỷ giá trong suốt những năm qua là tương đối ổn định,thường chỉ tăng 1% trong mỗi năm.Sự thay đổi này là không nhiều đối với chi phí tài chính của doanh nghiệp.Tính tến thời điểm trước t3/2007 diễn biến tỷ giá có thể dự báo được và điều này là nguyên nhân của tâm lý chủ quan đối với các doanh nghiệp và đặt
động mạnh.Chính sự thay đổi quen thuộc và chủ động đó đã hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp trước những điều chỉnh của chính sách tỷ giá trong thời gian vừa qua
- Doanh nghiệp chưa có giải pháp đủ mạnh để phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá ngoài việc sử dụng quỹ dự phòng
Về giải pháp phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá ở các doanh nghiệp nhập khẩu,các công ty có thể sử dụng các công cụ phái sinh của các ngân hàng thương mại.Từ năm 2005 ngân hàng nhà nước đã cho phép hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro của tỷ giá như quyền chọn tiền tệ(option) hay hợp đồng kỳ hạn(forward) ,hay sản phẩm cho vay tiền đồng với lãi suất USD.Nhiều doanh nghiệp đã nghe nói về các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhưng có thể do chưa hiểu rõ hoặc chưa biết nơi nào cung cấp nên họ không quan tâm đến việc sử dụng bảo hiểm và chỉ biết chấp nhận rủi ro khi có biến động tỷ giá trên thị trường.Ngoài ra,trong điều khoản hợp đồng có thể thỏa thuận thêm điều khoản chia sẻ rủi ro đối với biến động thị trường về tỷ giá với nhà cung ứng
- Chính sách tỷ giá của nhà nước còn chưa ổn định
Trong thời gian qua tình hình biến động tỷ giá diễn ra hết sức phức tạp .Năm 2008 tỷ giá trên thị trường diễn ra 2 nghịch lý tăng giảm tỷ giá một cách bất thường.Đầu tháng 3/2008 tỷ giá đột ngột giảm đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm,nhưng đầu t6/2008 lại xảy ra cơn sốt ngoại tệ khiến tỷ giá đột ngột đảo chiều tăng lên bất ngờ.Chỉ trong 1 tháng tỷ giá tăng 14% đã gây ra rối loạn trên thị trường.Khi tỷ giá tạm lắng xuống vào khoảng cuối t10/2008 lại xảy ra cơn sốt trên thị trường tự do tỷ giá lại một lân nữa điều chỉnh tăng lên.Năm 2009 tỷ giá trên thị trường tự do biến động không qua lớn trong những tháng đầu năm nhưng đến cuối năm tỷ giá đột ngột tăng mạnh đặc biệt là vảo tháng 12/2009 và diễn biến tiếp theo trong năm 2010. Trong giai đoạn 2008 - 2010, dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng dẫn tới áp lực phá giá nội tệ. Trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản nâ ng giá
nội tệ lên mức tương ứng là 9,7%, 4,4% và 9,5% và vẫn duy trì thặng dư thương mại, Việt Nam đã phá giá tiền đồng 5,5%. Hệ quả là, tiền đồng Việt Nam đã mất giá gần 10% so với Nhân dân tệ và mất giá hơn 15% so với Yên Nhật Bản.
Trong thời gian qua ,việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN bằng việc điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá đã góp phần đưa tỷ giá chính thức trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do xích lại gần nhau nhưng vẫn còn độ trễ nhất định,chưa theo kịp quan hệ cung cầu. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm2008 biên độ dao động của tỷ giá điều chỉnh tăng từ 0,5% lên đến 0,75% rồi lên 2% đến cuối năm lên 3%.Năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%).Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra,việc công bố tỷ giá VND/USD của NHNN trên thị trường ngoại hối là độc lập với USD so với các đồng tiền khác.Chính vì vậy khi đồng USD giảm giá so với các đông tiền khác trên thế giới nhưng tỷ giá VND/USD hầu như không ảnh hưởng ,đồng Đô la Mỹ vẫn tăng giá so với Việt Nam đồng làm cho chi phí của nhà nhập khẩu tăng lên .
-Nhà nước chưa có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu giảm tác động của biến đổi tỷ giá
Dựa vào kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp cho thấy hoạt động nhập khẩu đang chịu nhiều tác động do biến đổi tỷ giá.Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu được khuyến khích và tạo nhiều điều kiên phát triển thì hoạt động nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nguyên liệu màng BOPP nói riêng lại gặp khó khăn.Việt Nam chưa chủ động được trong nguồn cung ứng màng BOPP cho nhu cầu sản xuất trong nước nên vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.Khi Giá nhập khẩu tăng lên trung bình 10%(theo giá USD) nhưng giá bán không thể điều chỉnh tăng ngay được
Theo lý thuyết chung khi tỷ giá VNĐ/USD tăng lên sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu do giá tăng nhưng trên thực tế lượng hàng của công ty nhập khẩu vẫn tăng hơn so với trước.tỷ giá hối đoái tăng làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty giảm sút do làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp .Điều này cho thấy ,công ty cần có biệ pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh,thu hút thêm nhiều khách hàng.
4.2 DỰ BÁO TÌNH HÌNH THAY ĐỔI CỦA TỶ GIÁ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để hạn chế những ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của mình ,công ty cần sử dụng các biện pháp ,kỹ thuật nhằm đưa ra các dự báo về sự thay đổi của tỷ giá qua đó lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất cho công ty.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế ,trong thời gian tới tỷ giá VND/USD tiếp tục biến động và có xu hướng tăng nhưng mức tăng không lớn .Nhận định trên dựa vào một số nhân tố cơ bản của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Thứ nhất,dựa vào cán cân thanh toán của nước ta trong thời gian gần đây. Thực tế cho thấy nước ta là nước nhập siêu,thâm hụt cán cân thương mại liên tục tăng trong các năm . Nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 8,2 tỷ USD năm 2007 và ,
17,782 tỷ USD trong năm 2008,. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt 12 tỷ USD
Theo dự báo của IMF trong ấn phẩm World Economic Outlook xuất bản vào tháng 10 năm 2010, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 với mức tăng 4,2% so với mức 4,8% của năm 2010; trong đó, các nền kinh tế mới