Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của công ty CP thực phẩm ngôi sao xanh (Trang 26)

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP thực phẩm Ngôi Sao Xanh

2.3.3.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu bán hàng mặt hàng thực phẩm

Từ bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2007 – 2010(bảng 2.1) và Bảng so sánh chỉ tiêu qua các năm 2007-2010 của Công ty( bảng 2.2) cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm: Doanh thu tăng năm 2008 so với năm 2007 là gần 4,8 tỷ đồng( tương ứng tăng 5,26% so với năm 2007);năm 2009 so với năm 2008 là trên 4,7 tỷ đồng( tương ứng tăng 4,98% so với năm 2008); năm 2010 so với năm 2009 là trên 12 tỷ đồng( tương ứng tăng so với năm 2009). Như vậy, ta có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm với mức độ khá đồng đều

Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu

0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 năm V N Đ 0 5 10 15 20 25 %

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Lạm phát Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 91,172,033,23395,966,500,200100,742,014,21 0 113,055,288,61 8 Lạm phát 12.69 19.89 6.88 9.19 2,007 2,008 2009 2010

2.3.3.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí của hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm

Từ bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2007 – 2010 (bảng 2.1) và Bảng so sánh chỉ tiêu qua các năm 2007-2010 của Công ty( bảng 2.2) Cho thấy chi phí của doanh nghiệp tăng liên tục qua các năm: chi phí tăng năm

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp 2009 so với năm 2008 là trên 1,5 tỷ đồng( tương ứng tăng 2.1% so với năm 2008); năm 2010 so với năm 2009 là trên 4,4 tỷ đồng( tương ứng tăng so với năm 2009). Như vậy, ta có thể thấy chi phí của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm với mức độ cao. Đặc biệt là năm 2008, do tác động của khủng hoảng tài chính đẫn đến lạm phát tăng cao nên tốc độ tăng tuyệt đối và tương đối của doanh nghiệp cao vượt trội ở mức 6 tỷ đồng( tương ứng 9,09%)

Hình 2.10: Mối qan hệ giữa chi phí và lạm phát

Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát

60,000,000,000 65,000,000,000 70,000,000,000 75,000,000,000 80,000,000,000 85,000,000,000 năm V N Đ 0 5 10 15 20 25 % Tổng chi phí Lạm phát Tổng chi phí 67,958,513,318 74,134,823,569 75,690,166,784 80,105,471,906 Lạm phát 12.69 19.89 6.88 9.19 2,007 2,008 2009 2010

2.3.3.3 Ảnh hưởng của lạm phát đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh mặt hàng thực phẩm của công ty

Từ bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2007 – 2010(bảng 2.1) và Bảng so sánh chỉ tiêu qua các năm 2007-2010 của Công ty( bảng 2.2) cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cá những diễn biến thay đổi qua các năm: lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 giảm trên 1,4 tỷ đồng( tương ứng giảm 6% so với năm 2007); tuy nhiên năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại khởi sắc hơn là tăng trên 3,3 tỷ đồng( tương ứng tăng 15,02% so với năm 2008); năm 2010 so với năm 2009 là trên 7,9 tỷ đồng( tương ứng tăng so với năm 2009). Như vậy, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2008 có dấu hiệu giảm so với 2007 do tác động nhiều từ khủng hoảng tài chính thế

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp giới. Tuy nhiên, ngay sau đó năm 2009 và 2010 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại tăng lên đáng kể so với năm trước do tình hình kinh tế thế giới đã dần đi vào ổn định.

Hình 2.11: Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận sau thuế Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận sau thuế

0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 Năm V N Đ 0 5 10 15 20 25 %

Lợi nhuận sau thuế Lạm phát Lợi nhuận sau thuế 23,474,274,412 22,065,868,154 25,381,001,483 33,281,977,819 Lạm phát 12.69 19.89 6.88 9.19

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp

CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM NGÔI SAO XANH 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1 Kết luận về dữ liệu sơ cấp

Qua qúa trình điều tra và phỏng vấn thu được có thể khẳng định được rằng lạm phát có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngh iệp. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng lạm phát có cả tác động tiêu cực và tích cực tuy nhiên tác động tiêu cực là chủ yếu.

• Tác động tích cực của lạm phát tới doanh nghiệp:

- Khi lạm phát xảy ra, làm chi phí đầu vào đều tăng. Tuy nhiên đây là tình trạng chung của toàn nền kinh tế. Các doanh nghiệp khác trong ngành thực phẩm cũng phải chịu sự ảnh hưởng chung này. Dựa vào đặc điểm này, công ty đã lỗ lực tìm kiếm các nhà cung ứng tốt với giá thành hợp lý nên đã tiết kiệm được một phần chi phí so với một số doanh nghiệp khác. Điều đó cũng tạo nên một phần lợi thế cho công ty so với những công ty khác.

- Mặt hàng thực phẩm là một mặt hàng thiết yếu. Khi lạm phát xảy ra nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có giảm nhưng không đáng kể. Công ty dựa vào lợi thế tiếp kiện được một phần chi phí đầu vào so với các công ty cùng ngành khác để hạ thấp giá thành sản phẩm hơn so với các công ty khác nhằm thu hút thêm một số khách hàng.

• Tác động tiêu cực của lạm phát tới công ty:

Theo kết quả điều tra phỏng vấn khi lạm phất xảy ra công t y đã gặp phải nhiều khó khăn chủ yếu như:

- Lạm phát tăng, giá cả leo thang, chi phí đàu vào tăng cao do giá vốn, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, giá điện, nước... Đếu tăng, cùng với đó các khoản chi phí trung gian khác cũng tăng kéo theo sự tảng giá đáng kể của chi phí dầu vào.

- Khó khăn trong đầu ra: Trong thời kỳ lạm phát xảy ra, thu nhập thực tế của dân cư giảm nên nhu cầu thực tế trong dân cư cũng giảm, người tiêu dùng sẽ tìm các phương án tiêu dùng thực phẩm sao cho an toàn và hiệu quả kinh tế nhất. Như vậy nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến sãn sẽ giảm đi, gây khó khăn cho việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công ty.

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp - Sự biến động không ngừng của thị trường vào thời kỳ lạm phát, Đặc biệt là mặt hàng nhạy cảm như thực phẩm, khiến cho công ty khó khăn trong việc nắm bắt được tình hình thị trường. Thông tin về thị trường, diễn biến về lạm phát không được thu thập đầy đủ.

- Lạm phát xảy ra khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn kinh doanh. Các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay, công ty phải huy động vốn bằng mọi cách trong khi đó công ty không thể cắt giảm chi phí kinh doanh một cách bừa bãi.

3.1.2 Kết luận về dữ liệu thứ cấp

Lạm phát ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu sau:

• Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu:

Doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên trong thời kỳ lạm phát cao nhất là năm 2008( lạm phát 19,89%) đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty khiến doanh thu năm 2008 của công ty chỉ tăng tuyệt đối được hơn 4 tỷ đồng. Trong khi đó, mức lạm phát năm 2009 và 2010 giảm đi, doanh thu của công ty năm 2010 tăng tuyệt đối so với năm 2009 là trên 12 tỷ đồng. Điều đó chúng tỏ doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn trong thời gian lạm phát và khó k hăn chính trong việc doanh thu tăng chậm trong thời gian lạm phát là khó khăn trong việc giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm. Lạm phát tăng cao đồng nghĩa giá sản phảm của công ty cũng tăng nhưng doanh thu thu về lại tăng chậm hơn các năm khác chứng tỏ s ản lượng tiêu thụ được ít.

• Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí:

Thông qua bảng báo cáo tài chính của công ty đã cho chúng ta thấy chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng dần và tăng cùng chiều với tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt năm 2008, lạm phát 19,89% khiến chi phí sản xuát kinh doanh của công ty tăng tuyệt đối so với năm 2007 là trên 6 tỷ đồng, mức tăng cao gấp trên 5 lần so với năm 2009. Lạm phát cao ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của công ty.

• Ảnh hưởng của lạm phát tới lợi nhuận:

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp cho thấy được tốc độ tăng tuyệt đối năm 2008 sop với năm 2007 là âm trên 1,4 tỷ đồng. Trong khi đó, 2009 là dương trên 3,3 tỷ đồng, năm 2010 là dương gần 8 tỷ đồng.Nguyên nhân là do năm 2008 khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát tăng cao khiến tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng lợi nhuận dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2008, sang đế năm 2009 và 2010 nền kinh tế dần được ổn định, lạm phát dần được hạn chế nên việc sản xuất dần trở nên thuận lợi hơn. Điều đó cho thấy lạm phat cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.1.3 Đánh giá chung

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực trạng tình hình hoạt đọng sản xuất kinh doanh của Công ty CP thực phẩn Ngôi Sao Xanh, nhìn chung doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công, kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của công ty:

• Nguồn vốn còn hạn chế chính là do doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp và ngân hàng siết chặt tín dụng, không cho vay nhiều, tình trạng dường như xảy ra ở mọi ngành nghề từ canh tác lúa gạo, đến gieo trồng cà phê, hạt điều, nuôi thủy, hải sản, sản xuất hàng thủ công, đồ nhựa hay làm dịch vụ địa ốc, vận chuyển. Mà nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ các ngân hàng thương mại hay của nhà nước thì khó vay vì bị chi phối bởi vô số điều kiện, lãi suất lại quá cao, có lúc lên tới quá 20% nếu không được vay với vốn ưu. Ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn do một số nguyên nhân: bị khách hàng chiếm dụng công nợ; bị nhà cung cấp siết nợ; quản lý luồng hàng kém; quản lý dòng tiền mặt kém.

• Nguồn nhân lực: Mặc dù công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật có trình độ và cũng nắm bắt linh hoạt những kỹ thuật mới trong sản xuất nhưng công ty vẫn còn thiếu đội ngũ bán hàng tinh nhuệ do công ty chưa chú trọng và chủ động hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai các chiến lược bán hàng, tìm kiếm ứng viên và tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo nhân viên bán hàng

• Mặc dù công ty đã quan tâm, chú ý đến công tác nghiên cứu thị trường kinh doanh tiếp thị nhưng quá trình thực hiện lại chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cao. Công ty chưa thiết lập được mối quan hệ ổn định và lâu dài với các bạn hàng lớn để chiếm lĩnh thị trường, chưa có sự điều tra nhu cầu tổng thể từng vùng hoặc trong cả nước để xác

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp định hướng phát triển lâu dài. Điều đó dẫn đến sản ph ẩm sản xuất ra khó thâm nhập vào thị trường, việc mở rộng thị trường còn nhiều trở ngại.

3.2 Dự báo triển vọng và quan điềm phương hướng khắc phục những ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.2.1 Dự báo về lạm phát trong năm 2011 ở Việt nam

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, CPI có thể còn tiếp tục tăng ở mức hai con số trong suốt 10 tháng đầu 2011, mặc dù NHNN sẽ kìm giữ tăng cung tiền và tín dụng ở mức “vừa phải” hơn như đã tuyên bố, lần lượt là 21-24% và 23%, trong suốt năm 2011. Mặc dù áp lực trên tổng cầu có thể giảm bớt phần nào do sự cố gắng thắt chặt tiền tệ của NHNN, tuy nhiên sự thắt chặt này vẫn chưa đủ do mức tăng tiền tệ từ năm 2010 đã quá lớn. Dưới đây là bảng dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước

Bảng 3.1: Dự báo tỷ lệ lạm phát các tháng năm 2011 so với 12 tháng trước

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% Tháng % lạm phát lạm phát 12.17 11.19 11.94 12.11 12.04 12.01 12.51 12.70 11.57 11.08 9.81 8.97 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 (nguồn:http://vietbao.vn/Kinh-te/Ky-vong-2011-ve-lam-phat-lai-suat-va-ty gia) Những tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát được dự báo ở mức cao sấp sỉ 12 % cao hơn so với mức lạm phát cuối năm. Nguyên nhân ở đây là do: theo như kinh nghiệm, thường trong năm tỷ lệ lạm phát thời gian đầu năm luôn cao hơn so với thời điểm cuối năm do nhu cầu của người tiêu dùng luôn cao hơn so với cuối năm.

3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

• Tiếp tục mở rộng về quy mô, giữ vững thị phần tại thị trường Hà Nội. Đồng thời mở rộng sang các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường nước ngoài,...

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp

• Tiếp tục bổ sung nguồn vốn kinh doanh phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.

• Về máy móc, thiết bị: công ty tăng cường đầu tư theo chiều sâu vào máy móc, thiết bị thông qua việc thay thế các máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc thiết bị tiên tiến, những dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động, bán tự động nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

• Tích cực nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho công nhân viên và cán bộ quản lý thông qua các hình thức đào tạo và đào tạo lại, các khóa bổ túc nghiệp vụ

Hướng sản xuất của công ty vẫn là các loại thực phẩm, thực phẩm đóng hộp,.... Đồng thời duy trì và nâng cao khối lượng, chất lượng thực phẩm, duy trì sản xuất các mặt hàng còn được nhiều người tiêu dùng ưa thích, đồng thời tìm hiểu và sáng tạo ra các loại thực phẩm mới để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng được nhiều thị hiếu tiêu dùng hơn. .

3.2.3Quan điểm của công ty về hạn chế ảnh hưởng của lạm phát

• Phát huy lợi thế sẵn có và chớp lấy thời cơ do lạm phát mang lại như: khai thác tối đa lượng khách hàng truyền thống, giữ vững mối quan hệ tốt với nhà cung ứng....

• Sử dụng vốn có hiệu quả, đa dạng các kênh huy động vốn

• Tiết giảm hơn nữa mọi chi phí nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, nâng cao năng s uất lao động là biện pháp cơ bản được doanh nghiệp tính đến.

• Mặt khác, doanh nghiệp vẫn phải có phương án tăng lương, giúp người lao động bù đắp chi phí trong sinh hoạt, bảo đảm cuộc sống. Doanh nghiệp cũng sẽ thống nhất ưu tiên bảo đảm việc làm cho người lao động bằng việc duy trì các hợp đồng sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước

• Doanh nghiệp chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí chấp nhận lỗ để giữ vững thị phần.

• Tiết kiệm vốn, tăng hệ số quay vòng vốn, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

3.3. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty động sản xuất kinh doanh của công ty

Khoa Kinh Tế Chuyên Đề Tốt Nghiệp

• Về quản lý và điều hành vốn: Kiểm soát chi phí hoạt động, hàng tồn kho, quản trị

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của công ty CP thực phẩm ngôi sao xanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)