Nguyên nhân của những tình trạng vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng Đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG CHỨNG “Quy định của pháp luật về đạo đức hành nghề công chứng của Công chứng viên Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện quy tắc đạo đức hành nghề công chứng” (Trang 25 - 26)

hoàn thiện pháp luật và quy tắc hành nghề công chứng.

1. Nguyên nhân của những tình trạng vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tắc đạo đức hành nghề công chứng

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến của việc Công chứng viên gây sai phạm trong quá trình hành nghề có thể kể đến là do trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghề của một bộ phận Công chứng viên còn yếu kém đẫn đến nhiều sai phạm trong quá trình hành nghề, từ đó ảnh hưởng đến tính chính xác của văn bản công chứng.

Tiếp đến, nếu nguyên nhân đầu tiên là do kỹ năng hành nghề, trình độ nghiệp vụ của Công chứng viên yếu kém thì nguyên nhân thứ hai phải kể đến đó là do một số bộ phận Công chứng viên chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh, hành nghề với tư tưởng là “kinh doanh” chứ không phải chức năng cung cấp dịch vụ công cho nhu cầu của xã hội nên đẫn dến hiện tượng một bộ phận Công chứng viên vì doanh thu, lợi nhuận của tổ chức hành nghề công chứng của mình hoặc vì lợi ích vật chất mà cố ý làm trái quy định, trình tự thủ tục công chứng của pháp luật về công chứng, không quan tâm đến quy định pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, gây ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của nghề công chứng trong xã hội.

Có thể nói, từ thời điểm Nhà nước chủ trương xã hội hoá nghề công chứng đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho phát triển và hoạt động công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa và bảo đảm pháp lý về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc xã hội hoá công chứng cũng dẫn đến nhiều hệ luỵ, điển hình là số lượng Văn phòng Công chứng mọc lên được ví

“như nấm sau mưa”, từ đó dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, việc cạnh tranh không lành mạnh vừa vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định của pháp luật về công chứng vừa gây ảnh hưởng và giảm sút chất lượng “dịch vụ” pháp lý vì sự dễ dãi, bỏ sót thủ tục, trình tự công chứng nhằm giữ chân khách hàng của tổ chức hành nghề công chứng và tạo ra nhiều tiêu cực trong xã hội.

Đồng thời, quy định của pháp luật về công chứng còn nhiều kẽ hở, dẫn đến Công chứng viên lợi dụng những điểm luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể để lách luật nhằm cạnh tranh không lành mạnh với các tổ chức hành nghề công chứng khác trong quá trình hành nghề, ví dụ điển hình như Khoản 22 Điều 44, Luật Công chứng năm 2014 quy định, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, các quy định hiện hành không giải thích cụ thể như thế nào là “lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng”. Chính vì điều này dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng ngoài trụ sở rất phổ biến ở thời điểm hiện tại.

2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và quy tắc hành nghề công chứng. tắc hành nghề công chứng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG CHỨNG “Quy định của pháp luật về đạo đức hành nghề công chứng của Công chứng viên Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện quy tắc đạo đức hành nghề công chứng” (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w