Bộ tạo cảnh

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu cách làm phim hoạt hình 2d thông qua ứng dụng moho (Trang 32 - 38)

Bước tiếp theo của quy trình sản xuất 2D là quá trình tạo ra thế giới 2D thông qua việc đặt ánh sáng, camera và các đối tượng. Vì thế, quá trình này thường được gọi là quá trình tạo cảnh thông qua một bộ phận tạo cảnh. Bộ phận này là một thành phần chính khác trong các gói phần mềm về 2D và là một công cụ được sử dụng để thiết lập chuyển động cho các đối tượng. Công cụ này trông khá giống với bộ mô hình hóa – một khung nhìn được bao quanh bởi các nút

của menu và thanh trượt để thực hiện rất nhiều các thao tác khác nhau.

Thông thường, một phần lớn công việc đã được hoàn thành trước khi quá trình này được tiến hành. Ví dụ, một đoạn phim hoạt hình đơn giản về một chiếc xe ô tô lái trên một con đường ngoại ô có thể bao gồm nhiều thành phần. Một đường cao tốc cũng có rất nhiều thành phần và mỗi thành phần lại có những chất liệu riêng của nó. Mặt đất có thể chứa những bãi cỏ, đất và sỏi. Ngoài ra còn có những bốt điện thoại, thanh chắn đường, ... Và đây chỉ là những đối tượng ở xung quanh con đường. Ở xa hơn, còn có những ngọn đồi, những cái cây, những ngọn núi xa xa và một phần bầu trời. Chiếc xe ô tô sẽ có màu sơn sáng, cửa sổ kính, thanh chắn bằng crôm và rất nhiều đặc điểm khác. Mỗi thành phần trong cảnh được tạo ra một cách riêng biệt bằng bộ mô hình hóa và mỗi thành phần có những đặc tính riêng của nó.

Hình 2.12 - Cars (2006)

Nếu một đối tượng chuyển động có nhiều phần chuyển động độc lập với nhau, những thành phần này cần phải tách biệt và được xử lý như là những đối tượng độc lập. Chiếc xe ô tô là một ví dụ cho điều này. Toàn bộ chiếc xe sẽ tăng tốc, giảm tốc và thay đổi hướng. Thân của chiếc xe sẽ lắc lư. Bánh xe và lốp xe sẽ xoay tròn với nhiều tốc độ khác nhau tùy thuộc vào chuyển động của chiếc xe nhưng chúng không lắc lư theo thân xe. Bánh xe trước rẽ phải hoặc trái nhưng bánh sau thì không.

Bộ tạo cảnh quản lý các vấn đề từ gốc. Cách quản lý này là một cách thức để xây dựng một hệ thống phân cấp các đối tượng chuyển động độc lập trong khi vẫn giữ nguyên mối quan hệ với các đối tượng khác.

Camera chính trong cảnh chính là góc nhìn của khung nhìn chính. Camera có thể dịch chuyển và điều chỉnh góc nhìn vào cảnh từ bất kỳ một góc độ nào.

Tiêu cự và thấu kính của nó có thể được thay đổi một cách dễ dàng như một nhà nhiếp ảnh thay đổi thấu kính của camera thật. Những camera khác có những thiết lập khác nhau có thể được thêm vào cảnh để tạo ra những góc nhìn khác nhau cho phép nhà làm phim có thể chuyển đổi nhanh giữa các góc nhìn và tạo ra nhiều đoạn phim khác nhau chỉ từ một cảnh. Camera là một đối tượng trong cảnh có thể được dịch chuyển và quay một cách tự do.

Phần lớn các gói phần mềm 2D đưa ra rất nhiều kiểu ánh sáng được định nghĩa trước. Những loại nguồn sáng hay dùng nhất là nguồn sáng vô hạn – infinite, vô hướng – omnidirectional và nguồn sáng rọi – spotlight. Mỗi kiểu nguồn sáng này có thể điều chỉnh theo nhiều cách khác nhau.

Một nguồn sáng vô hạn có hướng cụ thể và gần như chiếu sáng mọi thứ ở phía trước nó cho dù khoảng cách từ nó tới vật thể là bao nhiêu. Một nguồn sáng vô hạn là một nguồn sáng phẳng và không đổi. Nhà làm phim có thể điều khiển màu sắc của ánh sáng, cường độ, vị trí và hướng của ánh sáng trong cảnh. Nguồn sáng này thường được sử dụng để mô phỏng ánh sáng mặt trời.

Hình 2.13- Cảnh khi được chiếu sáng bằng nguồn sáng vô hạn

Một nguồn sáng vô hướng giống như một bóng đèn. Nó tỏa ánh sáng ra tất cả mọi hướng. Nhà làm phim có thể điều chỉnh khoảng cách ánh sáng tỏa ra từ nguồn sáng cũng như màu sắc và vị trí của nó. Khoảng cách ánh sáng tỏa ra xác định khoảng cách mà ánh sáng giảm dần cường độ về 0 khi nó ra xa nguồn.

Hình 2.14 - Cảnh khi được chiếu sáng bằng nguồn sáng vô hướng

Một nguồn sáng rọi cũng giống như một đèn flash. Nó có hướng và tỏa ra mọt cột ánh sáng. Bằng cách thêm vào màu sắc, vị trí và hướng, nhà làm phim có thể xác định góc tán xạ, khoảng cách ánh sáng tỏa ra.

Các gói phần mềm 2D khác nhau thường đưa ra những khuynh hướng sử dụng khác nhau về những nguồn sáng cơ bản này cũng như các loại nguồn sáng khác đã được bổ sung vào hệ thống 2D của họ. Một vài nguồn sáng có thể làm cho các đối tượng có những loại bóng đổ khác nhau. Một số nguồn sáng khác đưa ra các ánh xạ kết cấu vô hướng được sử dụng như là các bộ lọc ánh sáng để biến đổi cường độ của ánh sáng trên một bề mặt 2D.

Trong các bộ phim cũng như trong các sản phẩm video, sự xuất hiện cuối cùng của các cảnh phim rất phụ thuộc vào cách thức nhà làm phim tạo ánh sáng cho cảnh. Và những cách thức chiếu sáng này lại phụ thuộc vào những thuộc tính của rất nhiều chất liệu được áp lên bề mặt của các đối tượng trong cảnh.

Bất kỳ một thành phần nào của cảnh cũng đều có thể được biến đổi hình dạng để tạo nên sự đa dạng. Trong bộ mô hình hóa, các đối tượng có thể được bẻ cong, nén lại, cuộn lại và các thao tác khác để tạo nên các hình dạng phức tạp nhưng các kết quả sẽ được gán vào những đặc tính của đối tượng. Trong một

chương trình dùng để tạo cảnh, các thao tác giống nhau có thể được thực hiện khi tạo hình một đối tượng nhưng chúng chỉ được lưu lại khi một trong các thao tác đó được chọn.

Việc điều khiển cách thức chuyển động trong một chương trình tạo cảnh là rất quan trọng. Thậm chí là khi các đối tượng không tồn tại trong thực tế, nếu chuyển động của chúng không giống thật, mọi người có thể phát hiện ra dễ dàng. Nhà làm phim xác định các chuyển động và các giá trị khác thông qua các đường cong và các frame chính. Các đường cong chuyển động được thể hiện thông qua một đồ thị. Trục ngang của đồ thị thể hiện thời gian để chuyển động được thực hiện. Trục đứng của đồ thị thể hiện giá trị về vị trí của chuyển động đó. Một đối tượng chuyển động theo ba chiều, quay theo ba trục và sẽ yêu cầu không ít hơn 6 đường cong để miêu tả những chuyển động này. Nếu đối tượng bị vặn xoắn, uốn cong hay các phép biến đổi khác, cần phải bổ sung thêm các đường cong khác.

Khi chú ý đến việc xử lý chất liệu, màu sắc, sự phản xạ, độ trong suốt và sự chiếu sáng sẽ tiết kiệm được thời gian thực hiện cũng như tạo được những hiệu ứng như ý muốn. Các loại kết cấu màu sắc, va chạm và vô hướng có thể được áp vào các bề mặt tạo các bề mặt mong muốn. Phần lớn các thuộc tính của ánh sáng có thể được xử lý qua các tham số về màu sắc, cường độ và khoảng cách cường độ giảm dần để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng nhấp nháy, sáng chói hoặc lung linh. Tất cả những hiệu ứng này, và rất nhiều các hiệu ứng hoạt hình khác sẽ được thực hiện với sự tham gia của các đường cong và các frame chính thông qua chương trình tạo cảnh.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu cách làm phim hoạt hình 2d thông qua ứng dụng moho (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w