Giải pháp đối với nhà trường:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA “EMOTIONAL INTELLIGENCE” (TRÍ TUỆ CẢM XÚC) ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HIỆN NAY (Trang 39 - 46)

- Tôn trọng cảm xúc của bạn: thực sự thì những điều bị kìm nén không bị tê liệt mãi mãi, chúng sẽ bùng nổ ở một thời điểm thuận lợi nào đó Tức giận là một

8.2. Giải pháp đối với nhà trường:

8.2.1. Nâng cao nhận thức và thái độ của sinh viên về trí tuệ cảm xúc

Trong công tác đào tạo, đánh giá và sử dụng sinh viên, không nên chỉ chú ý tới chỉ số IQ (trí thông minh) mà còn phải chú ý thích thích đáng tới năng lực trí tuệ cảm xúc EQ của họ.

Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những tri thức về trí tuệ cảm xúc nhằm giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với sự thành công trong cuộc sống hoạt động của con người, từ đó nảy sinh nhu cầu thực sự muốn nâng cao EQ của mình.

Cách thực hiện:

- Tổ chức cho sinh viên nghe các chuyên gia tâm lí nói chuyện chuyên đề về trí tuệ cảm xúc và hiệu quả của nó đối với cuộc sống, học tập của các em.

- Tổ chức cho các em thảo luận, nêu thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm… để chuyên gia giải đáp.

- Giới thiệu cho sinh viên các phương pháp luyện tập nâng cao trí tuệ cảm xúc.

8.2.2. Nhà trường kết hợp trí tuệ cảm xúc vào các bài giảng, hoạt động để sinh viên rèn luyện và phát huy trí tuệ cảm xúc của bản thân

Mục đích: tạo điều kiện để những khả năng trí tuệ cảm xúc của sinh viên đã hình thành và phát triển ở gia đình được phát huy hơn nữa trong môi trường học tập ở đại học. Nhà trường cần có những hoạt động để sinh viên có thể phát triển khả năng Trí tuệ cảm xúc của mình, từ đó dẫn đến những việc làm tích cực như tương trợ lẫn nhau, làm việc hiệu quả theo nhóm trong học tập, cũng như hình thành những kĩ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống sau khi ra trường.

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

- Quan tâm đúng mức đến vấn đề thể hiện bản thân của sinh viên, từ đó giúp sinh viên có ý thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện khả năng thể hiện bản thân phù hợp với vai trò và vị trí xã hội của bản thân trong các tương tác xã hội.

- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng sinh vên một cách hệ thống, toàn diện và phù hợp với tình hình thực tế, lưu ý đánh giá hoạt động rèn luyện và thể hiện các nét nhân cách đặc trưng nhằm đáp ứng yêu cầu của lao động sư phạm.

- Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đảm bảo cân đối giữa lí thuyết và thực hành, giữa lí luận và thực tiễn, đặc biệt cần chú trọng đến các môn học giúp sinh viên rèn luyện khả năng tự ý thức và thể hiện bản thân đúng đắn, phù hợp.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực như các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động giao lưu, thực tập, thực tế; đẩy mạnh hoạt động của phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ sinh viên, các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục và tự giáo dục thông qua các buổi tham vấn, truyền thông hoặc tổ chức các khóa học về định hướng giá trị, kĩ năng tự nhận thức, tự thể hiện bản thân phù hợp với văn hóa, môi trường xã hội…

8.2.3. Tổ chức cho sinh viên vận dụng những hiểu biết về trí tuệ cảm xúc và giải quyết các tình huống của cuộc sống xã hội

Mục đích: giúp sinh viên biết vận dụng những hiểu biết về trí tuệ cảm xúc vào thực tiễn cuộc sống.

Cách thực hiện: Tổ chức cho sinh viên đi thực tập vào môi trường làm việc thực tiễn từ sớm để sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với các tình huống, qua đó hình thành phát triển và thể hiện năng lực cảm xúc của bản thân. Cụ thể là giúp sinh viên phát triển năng lực cảm xúc, có kĩ năng đồng cảm với người khác, kĩ năng sử dụng cảm xúc, quản lí cảm xúc của bản thân một cách phù hợp trong giao tiếp, học tập, thực tập cũng như trong các hoạt động khác của cuộc sống.

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

8.2.4. Phát triển các năng lực cảm xúc xã hội cho sinh viên

Mục đích: Năng lực cảm xúc xã hội là tiền đề của trí tuệ cảm xúc. Phát triển các năng lực cảm xúc xã hội cho sinh viên giúp các em hình thành trí tuệ cảm xúc một cách nhanh chóng và bền vững.

Năng lực cảm xúc xã hội đó là những năng lực giúp sinh viên ứng xử với chính mình, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả, bao gồm các năng lực: tự nhận thức, tự quản lí, đưa ra quyết định có trách nhiệm, nhận thức xã hội, kĩ năng giao tiếp. Trong tự nhận thức, cần dạy cho sinh viên cách nhận biết các cảm xúc của bản thân, các đặc điểm của bản thân. Ở kĩ năng quản lí, sinh viên sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, biết phản ứng phù hợp trước các tình huống căng thẳng, khó khăn. Kĩ năng ra quyết định có trách nhiệm giúp sinh viên hiểu biết cách đưa ra quyết định dựa trên cách chuẩn mực xã hội và hướng tới giúp đỡ người khác. Với kĩ năng nhận thức xã hội, cần dạy sinh viên biết đứng trên những quan điểm của người khác để thông cảm với những người xuất thân từ những hoàn cảnh sống và từ nền văn hóa khác với cá nhân mình, để hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức xã hội hành vi và xác định được các nguồn lực hỗ trợ từ phía gia đình, trường học và cộng đồng. Kĩ năng giao tiếp giúp sinh viên biết thiết lập và duy trì mối quan hệ lành mạnh và bổ ích với các cá nhân và các nhóm khác nhau. Khả năng này bao gồm giao tiếp rõ ràng, lắng nghe tích cực, hợp tác, chống lại áp lực xã hội không phù hợp, đàm phán xung đột trên tinh thần xây dựng, tìm kiếm và cung cấp sự giúp đỡ khi cần thiết.

Cách thực hiện: Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên thông qua các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, các buổi giao lưu giữa sinh viên trong trường với các trường, các cơ quan khác…

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

Mục đích: Phòng tránh những yếu tố tiêu cực từ mạng xã hội mang lại, xử lý những hành vi gây gại đến sinh viên và nhà trường

Cách thực hiện:

● Nhà trường cần có sự khảo sát, đánh giá tổng thể tình hình, mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên ở trường mình để đề ra chương trình hành động phù hợp.

● Tổ chức những buổi tuyên truyền hay cuộc thi tìm hiểu mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về kỹ năng sử dụng mạng xã hội như kĩ năng truy cập thông tin, tài liệu; kĩ năng tìm kiếm thông tin liên quan đến học tập như thế nào cho hiệu quả.

● Nên hình thành một số kĩ năng hỗ trợ khác khi tham gia mạng xã hội, chẳng hạn như: kĩ năng lựa chọn; kĩ năng tương tác; kĩ năng bày tỏ cảm xúc và kĩ năng quản lí cảm xúc... Để hình thành những kĩ năng này cho sinh viên không phải là điều đơn giản, mà cần có một đội ngũ chuyên trách với chuyên môn cao, tổ chức nhiều hoạt động đặc thù mới có thể giúp sinh viên hình thành những kĩ năng mềm này.

● Nhà trường nên xây dựng nhiều hoạt động, chương trình vui chơi hấp dẫn để thu hút sinh viên tham gia như các hoạt động văn hoá - văn nghệ, hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động lao động, các hoạt động mang ý nghĩa xã hội... để sinh viên thoả mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí và lòng ham hiểu biết của mình, giảm bớt tình trạng thiếu sân chơi nên tiêu tốn thời gian cho những chương trình vô bổ trên mạng.

● Nhấn mạnh vai trò của nhà trường không thể không nhắc đến vai trò của đoàn thanh niên. Tổ chức này cần phải thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong việc vận động, lôi kéo, hướng dẫn, dìu dắt học sinh vào các hoạt động, bồi dưỡng tư tưởng, tinh thần cho sinh viên; là tổ chức kiến nghị, đề xuất với nhà trường nhiều hoạt động ý nghĩa, những hoạt động liên quan đến các vấn đề xã hội,

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

đặc biệt là vấn đề sử dụng mạng xã hội; phối hợp tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền, vận động giúp nâng cao nhận thức, hình thành cho sinh viên ý thức cao trong việc tham gia mạng xã hội, phát huy những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng xấu từ mạng xã hội

● Nhà trường cần liên hệ giải quyết ngay khi có những sự việc sinh viên đăng trên mạng xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh nhà trường, ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của những người có liên quan, nhằm bảo vệ sinh viên tránh khỏi những bạo lực mạng.

8.2.6. Cải thiện chất lượng mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên

Từ xưa ông cha ta có câu “ Tôn sư trọng đạo”, ‘’ Không thầy đố mày làm nên”... Quan hệ thầy trò luôn là mối quan hệ thiêng liêng, cao cả và cao quý. Điều đó cho thấy rằng vị trí người thầy trong xã hội rất quan trọng không có gì thay thế được .Thầy giáo đem hết tâm trí, sức lực để dạy dỗ học trò nên người, giúp ích cho xã hội. Ngày nay, trước sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội , Chất lượng quan hệ “thầy – trò” là một tiêu chí, thước đo trình độ, phẩm chất nhà giáo. Trên giảng đường , người giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức mà còn là người truyền lửa, truyền nhiệt huyết để giáo dục hình thành nhân cách đạo đức cho người học, thực hiện phương châm dạy chữ đi đôi với dạy người.Trong quá trình học tập , người thầy bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho sinh viên còn cần phải theo dõi, động viên, khích lệ kịp thời sinh viên , hiểu được tâm tư nguyện vọng để thông qua quá trình giảng dạy hình thành kỹ năng cho sinh viên, hình thành thái độ tích cực , lạc quan ,yêu đời, giám đối mặt với khó khăn thử thách .Trong quá trình giảng dạy , tận dụng cả thời gian trên lớp và không gian mạng để trao đổi thêm ở các diễn đàn công khai. Sinh viên và giảng viên có thể trao đổi chia sẻ nội dung bài giảng cũng như các kỹ năng, thái độ cần thiết trong cuộc sống. Trong các buổi thảo luận, giảng viên có thể trao đổi và đưa ra những định hướng nghề nghiệp cho sinh viên của

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

mình . Giảng viên cũng vừa là người dẫn đường đồng thời là người nêu gương trong lối sống, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội

Tiểu kết chương 2

Thông qua kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải, chúng tôi nhận thấy thuật ngữ trí tuệ cảm xúc còn mới mẻ đối với sinh viên nhưng hầu hết sinh viên đã có ý thức về tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với hoạt động cuộc sống hàng ngày đặc biệt là trong học tập và phần lớn sinh viên đều có mong muốn được luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc cho mình. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố từ phía bản thân sinh viên và yếu tố gia đình và giáo dục nhà trường là những yếu tố ảnh hưởng nhất đến trí tuệ cảm xúc sinh viên. Kết luận này là cơ sở khoa học và thực tiễn để chúng tôi tiến hành xây dựng một số giải pháp nhằm để nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải. Để nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên thì trước hết mỗi sinh viên phải có nhu cầu thay đổi và tích cực luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc cho bản thân. Về phía nhà trường cần phải tăng cường nhiều hơn nữa việc đưa những nội dung có tác dụng nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trong quá trình đào tạo.

KẾT LUẬN

Ngày nay, bên cạnh năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp và cuộc sống. Biết cách sử dụng trí tuệ cảm xúc trong đời sống thường ngày sẽ giúp cho chúng ta giải quyết công việc một cách thuận lợi, nhanh chóng. Những nhà tuyển dụng hiện nay

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề xuất.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa và tác động của cảm xúc với những người xung quanh. Con đường đến với thành công luôn đầy những chông gai thử thách, đòi hỏi mỗi người phải có ý chí kiên cường, hơn thế còn cần sự giúp đỡ của rất nhiểu người xung quanh. Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong công việc và cuộc sống vì họ luôn hiểu rõ và biết kiểm soát bản thân, biết cảm thông và có cách giao tiếp tuyệt vời. Từ đó, họ biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, dễ thích nghi với ngoại cảnh, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua mọi khó khăn.

Trong cuộc sống bất cứ điều gì cũng sẽ bị bào mòn nếu bạn không nuôi dưỡng và trau dồi nó mỗi ngày. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần xây dựng trí tuệ cảm xúc bằng cách lắng nghe tâm tư của chính mình, học cách phản hồi thay vì phản ứng và luôn khiêm tốn, cầu thị khi giao tiếp với mọi người. Hãy tập cảm nhận mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống bằng sự bao dung, vị tha, bằng tình yêu, sự ấm áp, sâu sắc và tinh tế, bằng những lời nói chân thành, sự động viên, khích lệ, hiểu biết, như vậy trí tuệ xúc cảm ngày càng được nâng cao và bạn sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. Không bao giờ là quá muộn để học bất cứ điều gì, cho dù bạn là ai bạn đã bao nhiêu tuổi bạn vẫn có thể trau dồi trí tuệ cảm xúc và làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Trong thời đại cách mạng số hóa, đất nước đang hội nhập, phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sinh viên Việt nam nói chung và sinh viên Đại học Giao thông vận tải nói riêng phải có đầy đủ năng lực chuyên môn và lí tưởng sống đúng đắn nói... cách khách là phẩm chất đạo đức tốt mới đáp đứng được nhu cầu tuyển dụng khắt khe. Nhân cách sinh viên sẽ phát triển đúng hướng hơn nên

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

được giáo dục bài bản mà sống trong môi trường trong sách. Qua đó, sinh viên có khả năng phát triển toàn diện đức-trí-thể-mỹ, sống có mục đích, có niềm tin lập nghiệp vì tương lai. Qua phần phân tích đề tài, hy vọng các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải có những hiểu biết đúng đắn, có những cái nhìn rõ nét hơn về trí tuệ cảm xúc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA “EMOTIONAL INTELLIGENCE” (TRÍ TUỆ CẢM XÚC) ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HIỆN NAY (Trang 39 - 46)