Các bước lắp đặt mạng WiFi cho gia đình

Một phần của tài liệu Bài tập môn các mạng thông tin vô tuyến (5) (Trang 43 - 48)

Bước 1: Chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider) tại Việt Nam. Mỗi nhà mạng sở hữu những lợi thế khác nhau về chương trình, gói cước dành cho khách hàng. Để lựa chọn được nhà mạng ISP phù hợp với nhu cầu mạng gia đình, có thể dựa vào các yếu tố sau:

Bảng 4.1: Tiêu chí lắp đặt mạng WiFi

Tiêu chí Cụ thể

Tốc độ Internet mạnh và ổn định nhất

Nhà mạng cung cấp Internet chất lượng phải đảm bảo sở hữu hệ thống cáp quang tốc độ cao, cập nhật nhiều công nghệ tiên tiến và phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng.

Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn

Đây chính là một trong các yếu tố quan trọng giúp dễ dàng tìm được nhà cung cấp mạng Internet ưng ý. Hầu hết các nhà mạng đều có chương trình tặng kèm Modem WiFi, tặng cước và phí hòa mạng khi đóng cước trước. Có thể ưu tiên lựa chọn các nhà mạng

trang bị Modem đời mới và có chương trình đóng cước trước tốt nhất.

Hỗ trợ khách hàng tốt nhất

Nên lựa chọn nhà mạng có chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo, nhanh chóng, uy tín.

Các dịch vụ kèm theo

Nên ưu tiên lựa chọn ISP cung cấp các dịch vụ tiện ích kèm theo như truyền hình, camera... để sử dụng tiện lợi hơn cũng như tối ưu được chi phí.

Thủ tục đăng ký đơn giản

Hãy chọn đơn vị có thủ tục đăng ký vừa đơn giản vừa chặt chẽ để không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, chờ đợi. Từ đó, người sử dụng sẽ nhanh chóng sử dụng được mạng Internet.

Bước 2: Xác định nhu cầu và chọn gói cước phù hợp

Cần phải đánh giá nhu cầu sử dụng mạng WiFi của gia đình, từ đó lựa chọn gói cước phù hợp. Các hộ gia đình có tổng thiết bị truy cập từ 10-15 user có thể cân nhắc lựa chọn gói tốc độ từ 30 - 80Mbps. Trường hợp nhà nhiều tầng có số lượng thiết bị cao hơn 20 user và nhu cầu sử dụng mạng tốc độ cao để chơi game, xem phim HD... có thể cân nhắc đăng ký gói cước từ 100 - 250Mbps.

Bước 3: Xác định tổng thiết bị truy cập

Việc xác định số lượng thiết bị truy cập không chỉ giúp lựa chọn gói cước tương ứng mà còn sở hữu được Router chịu tải (quay PPPoE) phù hợp cho toàn bộ hệ thống. Router tốt sẽ giúp tránh gặp trường hợp mạng WiFi chập chờn, sóng yếu.

Trường hợp tổng số lượng kết nối dưới 15 người dùng thì có thể sử dụng luôn Modem WiFi quay PPPoE nhà mạng cấp. Trường hợp tổng số lượng kết nối trên 20 người dùng, nên chuyển Modem WiFi nhà mạng sang chế độ cầu nối (Bridge) và mua bộ định tuyến Router mới với khả năng chịu tải tương đương thực hiện quay PPPoE. PPPoE (Point-to- Point Protocol over Ethernet) là một giao thức mạng tạo kết nối nhiều người dùng máy tính trên mạng cục bộ qua dây cáp mạng Ethernet với một trang web từ xa thông qua một Modem hoặc các thiết bị tương tự. Cách thức này giúp cho nhiều thiết bị có thể truy cập một máy chủ của nhà cung cấp và sử dụng mạng cùng lúc.

Với PPPoE, các nhà cung cấp dịch vụ có thể quản lý nhiều hệ thống khách hàng, xác thực quyền truy cập của họ vào các dịch vụ của mình và theo dõi việc sử dụng dữ liệu khách hàng. PPPoE cũng hỗ trợ các dịch vụ như mã hóa và nén dữ liệu.

Bước 4: Xác định khu vực sử dụng WiFi mật độ cao và lên ý tưởng thiết kế hệ thống WiFi

Khu vực sử dụng WiFi mật độ cao là nơi có số lượng lớn người dùng truy cập Internet trong cùng một thời điểm. Để hệ thống đường truyền đảm bảo ổn định, cần xác định khu vực sử dụng WiFi mật độ cao và lên ý tưởng thiết kế hệ thống WiFi phù hợp nhất.

Ví dụ với nhà nhỏ, một mặt sàn có thể sử dụng Router WiFi chính quay PPPoE tại khu vực sử dụng WiFi nhiều nhất. Còn với nhà nhiều tầng, mỗi tầng nhiều phòng thì ngoài Router chính quay PPPoE nên bố trí thêm nhiều các access point phát sóng tại các khu vực xa Router chính để đảm bảo sóng WiFi bao phủ toàn bộ nhà ở.

Hình 4.1: Sơ đồ mạng WiFi tiêu biểu trong mỗi gia đình

Tiếp theo, cần phải liên hệ với đại lý cung cấp Internet gần nhà nhất để đăng ký gói cước. Chúng ta có thể đăng ký bằng cách gọi điện lên tổng đài cung cấp mạng hoặc truy cập vào trang web và làm theo hướng dẫn.

Khi gọi điện cho nhân viên hỗ trợ, hãy chia sẻ thông tin về nhu cầu sử dụng mạng và

số thiết bị sẽ sử dụng để được tư vấn gói cước phù hợp. Bên cạnh đó, đừng quên hỏi về những ưu đãi đi kèm như chi phí gói cước, lắp đặt, mua thiết bị và một số chi phí phát sinh. Các thắc mắc về thời gian, thủ tục lắp đặt Internet cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.

Bước 6: Ký hợp đồng.

Đăng ký WiFi gia đình cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm: 1 bản sao chứng minh nhân dân không cần công chứng, 1 bản chính CMND để đối chiếu, 1 hoá đơn điện nước đứng tên người đăng ký lắp mạng, 1 hợp đồng thuê nhà có công chứng hoặc 1 giấy đăng ký tạm trú.

Bước 7: Nhân viên nhà mạng lắp đặt.

Trong quá trình lắp đặt, nên nhờ kỹ thuật viên tư vấn vị trí đặt của Modem WiFi hợp lý nhất. Nếu có nhu cầu chuyển Modem WiFi sang chế độ Bridge, tốt nhất hãy nhờ kỹ thuật viên cài đặt. Để có trải nghiệm dùng Internet tốt nhất cũng nhờ kỹ thuật viên cài đặt Router chính, hướng dẫn cách đổi tên WiFi, đổi kênh (channel), cài DHCP...

Bước 8: Tiến hành lắp WiFi tại nhà.

Hình 4.2: MODEM WIFI FPT AC1000F

Trước hết, chúng ta phải có bộ phát WiFi. Sau đó, chọn vị trí lắp đặt bộ phát WiFi. Nên chọn vị trí thoáng đãng, là trung tâm của gia đình để khả năng phủ sóng WiFi tốt nhất. Lấy bộ phát WiFi khỏi hộp đựng, điều chỉnh anten của bộ phát WiFi theo hướng thẳng đứng hoặc vuông góc với mặt đất.

Cắm dây Internet với cổng WAN trên bộ phát WiFi. Tiếp tục cắm dây kết nối máy tính với cổng LAN trên bộ phát WiFi.

Khởi động nút nguồn cho bộ phát WiFi, đảm bảo các đèn tín hiệu tại các điểm: Power, System, WAN/LAN, WLAN đều sáng đèn xanh. Như vậy tức là tín hiệu truyền dẫn mạng tốt.

2) Cấu hình cho bộ phát WiFi

Thông thường, mỗi bộ phát WiFi sẽ có thông tin đăng nhập ngay phía dưới của bộ

phát WiFi. Dựa trên các thông tin này, truy cập vào trang web có địa chỉ http:///192.168.1.1

(hoặc 192.168.0.1 tùy vào thông tin in dưới sản phẩm).

Sau đó, điền thông tin người dùng và mật khẩu tương ứng phía dưới bộ phát WiFi.

Khi đăng nhập được vào giao diện chính, chọn tab Wireless -> Wireless Settings.

Tại phần Wireless Network Name, tiến hành đặt tên cho WiFi theo mong muốn của gia

đình mình. Có thể tùy đặt bất cứ tên nào theo ý thích.

Tiếp tục chọn trong phần Security Type là: WPA-PSK/WPA2-PSK

Tại phần PSK Passphrase: đặt mật khẩu cho mạng của mình.

Tiếp tục trở lại giao diện chính chọn System Tool -> Reboot và chọn Reboot để hoàn

thành quá trình cài đặt.

Một phần của tài liệu Bài tập môn các mạng thông tin vô tuyến (5) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)