Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sau sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

Phải thấy rằng, công tác phòng bệnh của trại là khá tốt. Toàn bộ quy trình sát trùng được thực hiện nghiêm ngặt nên đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh cho vật nuôi. Phòng bệnh tốt sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh từ đó đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện vệ sinh, phun sát trùng tại trại

3 Rắc vôi quanh chuồng

4 Nhổ cỏ xung quanh chuồng

Số liệu bảng 4.7 cho thấy công tác vệ sinh và phòng bệnh của trại rất nghiêm ngặt. Các công việc được thực hiện theo đúng quy trình của trại. Với số lần thực hiện công việc chiếm tỷ lệ khá cao. Việc vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi là rất quan trọng .Vì vậy trong chăn nuôi phải thường xuyên thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi. Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cần đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh phòng bệnh cho trang trại. Việc phun sát trùng tron và xung quanh chuồng trại đạt 34,72 % được tiến hành định kỳ 3 lần/tuần.Nếu trại có tình hình dịch bệnh sẽ được tăng cường việc phun sát trùng.

4.4.Thực hiện phòng bệnh bằng vaccine

4.4.1. Lịch phòng bệnh bằng vaccine

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn được trình bày tại Bảng 4.8

Bảng 4.8. Lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn nái tại trại

Loại lợn

Lợn nái hậu bị

Bảng 4.8 cho thấy quy trình phòng bệnh bằng vaccine được trại thực hiện đầy đủ. Phòng bệnh bằng vaccine không chỉ ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản mà còn đem lại hiệu quả năng suất sinh sản cao trong chăn nuôi. Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp hiệu nhất để phòng bệnh cho vật nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất đối với mỗi trang trại chăn nuôi.

4.4.2. Kết quả tiêm phòng vaccine cho lợn

Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào việc tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại.Trong đó em đã tham gia tiêm vacxin phòng bệnh Tai xanh 150 con, Khô thai 1,2 166 con, Giả dại 200 con, Lở mồm long móng 180 con.

Trong quá trình thực hiện phòng bệnh cho lợn bằng vaccine, em thấy rằng để kết quả tiêm vaccine đạt hiệu quả cao cần lưu ý:

- Kiểm tra sức khỏe vật nuôi trước khi tiêm vaccine, tiêm đúng thời điểm đúng vị trí.

- Vaccine phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 8 ºC, kiểm tra vaccine trước khi tiêm.

- Khử trùng dụng cụ trước và sau khi tiêm.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

4.4.1. Kết quả chẩn đoán bệnh

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm và tiến hành điều trị.

Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: Lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái.

- Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị

+ Nước muối sinh lý thụt rửa 2 lần/ngày, tiêm oxytocin 2 ml/con, 2 ngày liên tục.

+ Genta Amox: 10 ml/100 kg TT

+ Hanagil C: 1 ml/10 kg TT

+ Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày.

Bệnh viêm vú

- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5 - 42 ºC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục cazein màu vàng xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu. Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 - 100 %.

- Điều trị: Dùng các thuốc sau để điều trị

+ Điều trị cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng Novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

+ Điều trị toàn thân: Tiêm 10 ml/100 kg TT Genta Amox, Hanalgin C: 1 ml/10 kg TT.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bệnh sót nhau

- Triệu chứng: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

- Điều trị: Tiêm oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9 % để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Tiêm kháng sinh đề

phòng viêm nhiễm.

+ Oxytocin: 2 ml/con

+ Genta Amox 10 ml/100 kg TT.

- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

- Cách can thiệp lợn đẻ khó:

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.

Biểu hiện triệu chứng của một số bệnh sản khoa trên lợn nái tại trại được trình bày tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Bảng biểu hiên triệu chứng của bệnh sản khoa trên lợn nái

Bệnh

Viêm tử cung

Viêm vú Sót nhau

Số liệu bảng 4.9 cho thấy mỗi bệnh có những biểu hiện triệu chứng khác nhau vì thế cần căn cứ vào từng triệu chứng của bệnh để nhận định một cách chính xác về bệnh rồi đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời. Để đạt năng suất hiệu quả cao trong chăn nuôi cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng nái trong trại để có biện pháp can thiệp kịp thời với từng trường hợp.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại

Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các cán bộ kỹ thuật của trại. Qua đó chúng tôi đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên cho lợn nái sinh sản STT 1 2 3 4

Số liệu bảng 4.10 cho thấy, số lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Số nái mắc bệnh là 12 con nhưng chỉ điều trị khỏi được 10 con đạt 83,88 % và 2 con còn lại không khỏi là do nái già đẻ nhiều lứa, tình trạng viêm nặng điều trị không khỏi nên trại loại thải không điều trị tiếp. Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 6 con và điều trị khỏi hoàn toàn cả 6 con đạt 100 %, theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn

con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ. Còn đối với bệnh sót nhau số con mắc bệnh là 7 con và điều trị khỏi 6 con đạt 85,71 % và 2 con không khỏi là do nái già tử cung bị sa liệt, con vật khổng thể đẩy nhau thai ra ngoài dẫn đến tình trạng viêm nặng, điều trị trong thời gian dài không khỏi nên trại loại thải không điều trị tiếp. Đối với bệnh khó đẻ với số con bị và phải can thiệp là 10 con, can thiệp thành công là 10 con đạt tỷ lệ 100 %. Lợn khó đẻ là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái hậu bị ít vận động, cơ bụng và cơ hoành, cơ liên sườn yếu, xương chậu hẹp dẫn đến lợn khó đẻ. Một số trường hợp do xương chậu quá hẹp, thai quá to, do thời tiết nóng bức, lợn nái quá già cũng làm cho lợn khó đẻ có những triệu chứng đẻ nhưng không đẻ được.

4.5. Kết quả thực hiện các công tác kỹ thuật khác

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số công tác khác

STT Công tác khác

1 Mài nanh, cắt đuôi, bấm tai

2 Điều trị tiêu chảy lợn con

3 Điều trị viêm phổi lợn con

4 Điều trị viêm khớp lợn con

5 Tiêm sắt cho lợn con

6 Thiến lợn con

7 Đuổi lợn cai sữa

Số liệu bảng 4.11 cho thấy, trong quá trình thực tập 6 tháng em được học hỏi rất nhiều kỹ thuật trong quy trình chăm sóc, quản lý lợn nái sinh sản. Em đã được học hỏi và được thực hiện một số thao tác như: đỡ đẻ, mài nanh,

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn của Công ty CP Thiên Thuận Tường - Quảng Ninh, em có một số kết luận như sau:

- Quy mô đàn lợn của trại năm 2021 là 4586 con, trong đó có 10 lợn đực, 14 lợn hậu bị, 287 lợn nái, còn lại là lợn con theo mẹ.

- Em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 216 lợn nái, 2.666 lợn con; lợn nái đẻ thường chiếm tỷ lệ 96,29%; lợn con sơ sinh/ lứa đạt 12,34 con; tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là 92,46%.

- Công tác phòng bệnh:

+ Thực hiện được 360 lần vệ sinh chuồng trại ( đạt tỷ lệ 100%)

+ Thực hiện được 25 lần phun sát trùng trong và ngoài chuồng trại ( đạt tỷ lệ 34,72%), trong đó em cũng thực hiện rắc vôi chuồng trại, nhổ cỏ xung quanh chuồng, xả gầm và xả vôi đều đạt tỷ lệ 100%.

- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh:

+ Đã điều trị khỏi 10 nái viêm tử cung và 6 nái viêm vú.

+ Đã điều trị khỏi 6 nái sót nhau và 10 nái đẻ khó. - Ngoài ra:

+ Thực hiện cắt đuôi, mài nanh, bấm tai 1780 con; thiến lợn đực 1750 con.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại và qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái

- Cần nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật của trại cũng như là công nhân tại trại nhằm nâng chất lượng phục vụ sản xuất.

- Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.

- Cần chú ý tới việc sử dụng nước trong chuồng để chuồng luôn khô ráo, làm giảm tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy.

- Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe ra vào trại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội,.

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình

sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

7. Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hòa, Yamaguchi (2014), “ Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXI (số 2).

8. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức

ăn và dinh dưỡng gia súc - gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Lê Thị Hoài (2008), Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli, C.

Perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, Luận văn thạc sĩ

10. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến

lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Văn Năm (1999), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

17. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sau sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w