Về văn hoá giao tiếp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa THÁI LAN và ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH (Trang 32 - 34)

Trong các cuộc họp kinh doanh ở Thái Lan, điều quan trọng là phải lịch sự và tôn trọng khi thực hiện một bài phát biểu hoặc trình bày. Người Thái rất coi trọng phép lịch sự, vì vậy điều quan trọng là phải nói chuyện rõ ràng với giọng chuyên nghiệp, đồng thời mỉm cười niềm nở khi nói chuyện với khán giả. Điều này sẽ giúp đối tác tạo ra ấn tượng tích cực với những người bạn đồng hành trong kinh doanh và mang lại chất lượng giao tiếp hiệu quả. Khi lắng nghe, tốt nhất là không ngắt lời người nói để đặt câu hỏi, vì điều này có thể bị coi là một sự xúc phạm ở quốc gia này. Cuối cùng, những cuộc trò chuyện nhạy cảm hoặc khó khăn thường do những người có thẩm quyền cao hơn chủ động thay vì những nhân viên cấp thấp hơn để tránh bị cho rằng mạo phạm hay không tôn trọng người khác.

Bên cạnh đó, để gây được thiện cảm với đối tác hay đồng nghiệp người Thái, nên tránh thể hiện sự tức giận và chỉ trích người khác một cách công khai vì đây được coi là hành vi lỗ mãng, kể cả khi không nêu thẳng tên người đó.

Ngoài ra ở Thái Lan, khiêm tốn và tôn trọng người khác là một phần thiết yếu của mọi mối quan hệ. Nếu mọi người cảm thấy bối rối hoặc khó xử, họ thường cười hoặc mỉm cười để giảm thiểu cảm giác này thay vì nói thẳng ra với đối phương. Vì vậy, khi đối tác nước ngoài nhận thấy những người mình đang nói chuyện cùng đang cười mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào, tốt hơn là nên chuyển chủ đề. Đổi lại, nếu cảm thấy xấu hổ về điều gì đó, mỉm cười sẽ giúp mình đỡ ngại ngùng và vượt qua tình huống khó xử này.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CASE STUDY GIỮA GRAB VÀ UBER TẠI THỊ TRƯỜNG THÁI LAN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn văn hóa TRONG KINH DOANH QUỐC tế đề tài NGHIÊN cứu văn hóa THÁI LAN và ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)