3.2.1 Thực trạng:
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện trạng diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội là 50.325,03 ha, chiếm 54,44% diện tích tự nhiên. Dự báo đến năm 2020, đất nông nghiệp chỉ còn chiếm từ 25 - 30% diện tích đất tự nhiên. Từ năm 2000 - 2010, Nhà nước sẽ phải thu hồi khoảng 870 ha đất có nhà ở và công trình. Sẽ có khoảng 35.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng chỗ ở phải di chuyển theo các mức độ khác nhau. Đồng thời, áp lực về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất vẫn là vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Vậy giải pháp trước mắt cho giai đoạn từ nay đến năm 2005 đối với vấn đề này sẽ như thếnào?
3.2.2 Giải pháp:
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giải pháp cơ bản về công tác GPMB trong thời kỳ mới là trước hết cần chú trọng xây dựng chính sách thu hồi đất, chính sách giá, chính sách điều tiết thu giá trị gia tăng (địa tô chênh lệch) khi Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết, đặc biệt là các
đường đồng bộ với tuyến phố, nút giao thông, khu vực phát triển công nghiệp và đô thị. Từng bước thực hiện thu hồi đất, GPMB theo quy hoạch, tạo điều kiện chủ động đầu tư và thu hút đầu tư đối với các dự án.
Để thực hiện tốt công tác GPMB, cần đổi mới công tác chuẩn bị quỹ nhà ở, đất ở tái định cư theo hướng chủ động, phân bố lại hợp lý dân cư và tạo điều kiện tái ổn định đời sống, tái tạo thu nhập. Cụ thể, khai thác triệt để quỹ đất 20%, thực hiện thu hồi ngay để đầu tư theo phương thức trực tiếp hoặc đặt hàng nhằm chủ động quản lý, phân bổ sử dụng. Nghiên cứu quy hoạch xây dựng từ 5 - 6 khu tái định cư với quy mô 50 - 60 ha với tổng diện tích khoảng 300 ha theo mô hình khu đô thị mới bao gồm cả các công trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ... để đáp ứng nhu cầu tái định cư cho thời kỳ sau năm 2005, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, có việc làm và thu nhập. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết và kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, UBND các quận huyện chủ động lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất dịch vụ, đào tạo chuyển nghề, quy hoạch lại các khu dân cư.
Một vấn đề quan trọng cần đặt ra là phải đảm bảo đủ và kịp thời vốn cho GPMB, ứng trước vốn xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư. Thực hiện tạo vốn theo quan điểm: sử dụng đất đô thị phải ra tiền, khai thác tiềm năng vốn có từ đất thông qua việc đẩy mạnh chính sánh đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
KẾT LUẬN
Với tốc độ phát triển, xây dựng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu CNH -HĐH đắt nước, vấn đề đền bù GPMB ngày càng trở nên phức tạp, đặc biệt khi thị trường nhà đất
có những biến động và khó kiểm soát. Đây cũng là vấn đề mà các nước đang phát triển gặp phải.
Trên đây là các đánh giá về thực trạng công tác GPMB ở thủ đô trong thời qian qua, ta có thể thấy được những thành công cũng như những hạn chế, thấy được vai trò của công tác đền bù GPMB trong việc đầu tư các dự án, qua các phân tích đánh giá để tìm ra giải pháp tháo gỡ, học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước phát triển , làm tốt công tác này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của thủ đô trong những năm tới.