Các kết luận rút ra từ tổng quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 34 - 37)

Đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tuy chỉ là một thủ tục hành chính do cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện nhằm cập nhật thông tin vềđất đai và tài sản gắn liền với đất, đảm bảo cho hệ thống hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về cơ sở pháp lý và những quan hệ xã hội, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và thiết thực của mọi tổ chức, cá nhân, nên hiện nay đây là vấn đề đang gặp rất nhiều khó khăn và được nhiều người quan tâm. Hơn nữa, nó còn phản ánh đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

định rất rõ ràng, chi tiết trong các văn bản Luật và dưới luật. Các quy định này được cụ thể hoá, chi tiết hoá tại các thông tư do bộ Tài nguyên và môi trường ban hành. Từ năm 2014 đến nay, các văn bản này được cập nhật chỉnh sửa, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tế công tác đăng ký biến động đất đai trên toàn quốc. Theo đó, các địa phương cũng có những quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký biến động đất đai tại địa phương mình.

Đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải được thực hiện thường xuyên đểđảm bảo cho hồ sơđịa chính luôn phản ánh đúng, kịp thời hiện trạng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý việc sử dụng đất hiệu quả và đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Qua kết quả nghiên cứu, báo cáo của các tác giả trước cho thấy thực trạng công tác đăng ký biến động tại các địa phương có những đặc điểm đặc trưng riêng, kết quảđạt được cũng có một sốđặc điểm khác nhau. Số lượng, loại hình đăng ký biến động phụ thuộc vào đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ở một sốđịa phương, công tác đăng ký biến động đất đai chủ yếu tập trung ở các hình thức biến động về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Một số địa phương khác, công tác chỉnh lý biến động lại tập trung số lượng lớn các trường hợp ở nội dung đăng ký thế chấp, xoá thế chấp. bên cạnh đó, công tác thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư và các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất cũng diễn ra rất là mạnh ở các địa phương trong cả nước.

Trong thực tế, công tác đăng ký biến động đất đai trên các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả nhất đinh, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu do người sử dụng đất không chủđộng kê khai đăng ký; một số cán bộ văn phòng đăng ký quận và cán bộ địa chính xã không nắm vững chính sách pháp luật, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.

Thực tế này đòi hòi cần phải có đánh giá về kết quảđăng ký đất đai tại các địa phương, rút ra những mặt đạt đạt và hạn chế, để từđó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương có

tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, tốc độ đô thị hoá mạnh như các quận của thành phố Hà Nội và các địa phương khác.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 34 - 37)