Phạm vi nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 37)

- Phạm vi không gian: trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Số liệu đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai được lấy từ năm 2018 - 2020 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá điu kin cơ bn, tình hình qun lý, s dng đất trên địa bàn qun Thanh Xuân - Điều kiện cơ bản quận Thanh Xuân + Điều kiện tự nhiên

+ Các nguồn tài nguyên + Điều kiện kinh tế - xã hội

- Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân + Tình hình quản lý nhà nước vềđất đai

+ Hiện trạng sử dụng đất + Biến động sử dụng đất

2.2.2. Đánh giá thc trng công tác đăng ký biến động đất đai, nhà và tài sn khác gn lin vi đất ca h gia đình cá nhân trên địa bàn qun Thanh Xuân

- Trình tự thực hiện đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Thanh Xuân;

- Kết quảđăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2018 – 2020;

- Đánh giá chung tình hình đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại quận Thanh Xuân giai đoạn 2018 – 2020.

2.2.3. Nghiên cu mt s yếu tnh hưởng đến đăng ký biến động đất đai và thi gian gii quyết h sơ

- Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách; - Nhóm yếu tố về giá đất và quy hoạch;

- Nhóm yế tố về nhân lực thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai; - Yếu tố trình độ dân trí.

2.2.4. Đề xut gii pháp nâng cao hiu qu công tác đăng ký biến động đất đai, nhà và tài sn khác gn lin vi đất trên địa bàn qun Thanh Xuân

- Nhóm giải pháp chung; - Nhóm giải pháp cụ thể.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra thu thp s liu th cp

- Điều tra thu thập các tài liệu tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Thanh Xuân, các đơn vị cơ quan chức năng, các phòng ban chuyên môn của quận Thanh Xuân về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và công tác đăng ký biến động đất đai.

- Thu thập và nghiên cứu các văn bản pháp luật như: Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết… về công tác công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và công tác đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất qua các thời kỳ từ trung ương tới địa phương.

2.3.2. Phương pháp điu tra thu thp s liu sơ cp

Tiến hành điều tra phỏng vấn các nhóm đối tượng thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi với các câu hỏi đã được soạn sẵn. Dự kiến sử dụng 30 phiếu hỏi đối với các cán bộ quản lý trên địa bàn và 90 phiếu hỏi đối với người dân thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân. Số lượng phiếu điều tra được phân bố đều cho 11 phường trên địa bàn Quận và theo các năm thực hiện đăng ký biến động đất đai từ 2018 - 2020.

30 phiếu hỏi các cán bộ quản lý được sử dụng để hỏi cán bộ UBND Quận, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường, các cán bộ địa chính các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân về các nội dung liên quan đến các yếu tốảnh hưởng đến việc thực

hiện thủ tục đăng ký đất đai trên địa bàn Quận. Trong đó, mỗi phường điều tra 02 cho cho các đối tượng là chủ tịch hoặc phó chủ tịch phường và cán bộ địa chính; 08 phiếu điều tra các cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường, cán bộ thuộc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, cán bộ thuộc UBND quận Thanh Xuân.

90 phiếu điều tra người dân được thực hiện để điều tra phỏng vấn các nhóm người sử dụng đất có thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020. Nội dung phiếu điều tra dựa trên các tiêu chí: nội dung đến giao dịch; mức độ công khai thủ tục hành chính; thời gian thực hiện thủ tục hành chính; thái độ phục vụ của cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai.

2.3.3. Phương pháp thng kê, tng hp, phân tích và x lý s liu

- Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành thống kê, xử lý các tài liệu, số liệu đã thu thập được, chọn lọc những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài từđó tìm ra mối quan hệ giữa chúng.

- Tổng hợp các số liệu điều tra thành các bảng biểu cụ thể, thông qua kết quả đã điều tra thu thập được.

- Từ các bảng số liệu tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét, tìm ra những thành tựu, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký biến động đất đai, hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương, từđó đề xuất các giải pháp để giải quyết đạt hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá điều kiện cơ bản, tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

3.1.1. Điu kin cơ bn

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Thanh Xuân được thành lập theo nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ với tổng diện tích tự nhiên hiện là 908.97 ha, gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường: Khương Đình, Nhân Chính, Thượng Đình, HạĐình, Kim Giang, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Phương Liệt, Khương Trung, Khương Mai (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).

Hình 3.1. Sơđồ v trí qun Thanh Xuân, thành ph Hà Ni

Vị trí địa lý: Quận Thanh Xuân là một trong các quận trung tâm Thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây Nam của thành phố, có vị trí địa lý tiếp giáp:

Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy; Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng;

Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì; Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông.

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 – 6 mét so với mức nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5,6 m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 – 5,2 m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 – 3,5 m.

Trên địa bàn quận có các tuyến đường giao thông chính là: Đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3 (đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển), đường Trường Chinh, đường Giải Phóng. Ngoài ra trên địa bàn Quận còn có một mạng lưới giao thông nối liền giữa các trục giao thông chính, giữa các phường trong toàn Quận và với các Quận huyện khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của quận.

3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm. Theo đó, kinh tế trên địa bàn quận Thanh Xuân tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 34.104,3 tỷđồng (tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ước đạt 18.947,1 tỷ đồng (tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019); giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 15.157,2 tỷ đồng (tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2019). Thu ngân sách ước đạt 2.585 tỷ đồng, bằng 48% dự toán HĐND quận quyết định.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quận định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Năm 1997, khi quận bắt đầu được hình thành thì toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Đến tháng 6/2020, quận đã có 24.425 doanh nghiệp, đem lại một sức mạnh kinh tế to lớn không chỉ đối với địa bàn quận mà còn có ý nghĩa lớn đối với thành phố Hà Nội.

Bảng 3.1: Tỉ trọng các ngành trong giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %

Chỉ tiêu đánh giá Năm 2015 Năm 2020

Công nghiệp - Xây dựng 42,70 39,25

Thương mại - Dịch vụ 57,30 60,75

(Nguồn: Báo cáo phát triển KTXH quận Thanh Xuân) c. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo Tổng điều tra dân số năm 2020, dân số của quận là 235.791 người, trong đó nữ giới là 117.836 người chiếm 49.97%, nam chiếm 50.03%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong vòng 5 năm là 1.05%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới mức 1.44%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 8,83%. Dân số của quận tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương đến làm việc trong ngành dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn quận. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuông dưới 1%/năm, số hộ thoát nghèo đạt bình quân 78 hộ/năm. Thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm bằng nguồn vốn cho vay, tạo việc làm cho 23.886 lao động, bình quân hàng năm có 4.800 người được giải quyết việc làm, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

d. Thực trạng phát triển đô thị

So với các quận của Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng quận Thanh Xuân đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ. Do quận Thanh Xuân nằm ở trục phía Tây Nam của thủ đô có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các phường đã mang sắc thái mới cho diện mạo đô thị của quận. Trên địa bàn đã hình thành các trung tâm thương mại hiện đại và một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa. Quận Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Trong những năm qua cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh.

e. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp, trung tâm thương mại hiện đại. Một số khu đô thị mới hình thành giúp thay đổi bộ mặt của quận theo hướng hiện đại hóa. Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Trong linh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như dịch vụ y tế tăng cao, tỷ lệ các hộ dân được sử dụng nước sạch tăng nhanh.

Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Lê Văn Lương. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nối liền giữa các trục giao thông chính, giữa các phường trong toàn quận và các quận, huyện giáp ranh.

Trên địa bàn quận đang triển khai các dự án: Cải tạo mở rộng theo quy hoạch phố Vũ Trọng Phụng và chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, đường Tôn Thất Tùng kéo dài...

3.1.2. Tình hình qun lý, s dng đất ti qun Thanh Xuân

3.1.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó được thực hiện một cách nghiêm túc trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý nhà nước về đất đai. Nó thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta đồng thời hệ thống văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Ngoài các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, các văn bản quy phạm pháp luật đất đai của UBND thành phố Hà Nội, UBND Quận Thanh Xuân luôn thực hiện nghiêm túc.

Trong các nghị quyết của ban chấp hành Đảng ủy, các nghị quyết về các nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH hàng năm của Hội đồng nhân dân quận luôn có những nội dung đề cập đến công tác quản lý đất đai như: việc giao chỉ tiêu kế

hoạch cấp GCN, thực hiện công tác đánh số, gắn biển số nhà cho các hộ dân trên địa bàn quận, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng… Nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản về tổ chức, quản lý và sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế của quận, góp phần quan trọng triển khai nhiệm vụ QLNN về đất đai, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, không có hiện tượng các văn bản được ban hành mà không được thực hiện.

UBND quận Thanh Xuân thực hiện lập mới hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo hệ tọa độ VN-2000 tại khu vực, đúng theo bản đồ địa giới hành chính 364 theo đó diện tích tự nhiên toàn quận là 908.97 ha. Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của quận, các phường đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và dạng số hóa để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận được lập ở tỷ lệ 1/5000 trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất và số liệu báo cáo tổng kiểm kê của 11 phường thuộc quận. Bản đồ hiện trạng được lập trên cơ sở bản đồ điều tra khoanh vẽ từ bản đồ nền địa chính, điều tra đối soát trên từng khoanh đất thực địa, thống nhất với các hồ sơ, tài liệu có liên quan.

Lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất: thực hiện kiểm kê đất đai 2019 quận Thanh Xuân đã chỉnh lý hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất các phường thuộc quận tỷ lệ 1:5000. Bản đồ lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000.

Việc hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính tạo ra căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng dất làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quận. Tuy vẫn có hạn chế song cũng phải nói rằng công tác đo đạc, thành lập bản đồ đã được UBND thành phố quan tâm và tổ chức thực hiện chặt chẽ, xây dựng bản đồ với độ chính xác ngày càng cao. Hầu hết các bản đồ đã được chuyển và lưu trữ ở dạng số thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và xử lý thông tin khi có biến động vềđất đai.

Các dự án công trình được xây dựng theo quy hoạch tạo nên một diện mạo đô thị hiện đại, sạch đẹp, mang tầm quốc gia như quy hoạch đường vành đai 2 tuyến

Trường Chinh – Minh Khai, đường sắt trên cao tuyến Hà Đông – Ngã Tư Sở, dự án xây dựng trạm điện 220KV,… Ngoài ra một số dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu vui chơi công cộng, khu công viên cây xanh cũng được đưa vào sử dụng như hồ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình đăng ký biến động đất đai trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội giai đoạn 2018 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)