V. Tác dụng của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội và pháp luật
4. Tác dụng của chuẩn mực phong tục tập quán đối với pháp luật
˗ Chuẩn mực phong tục, tập quán và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nhiều phong tục, tập quán trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ rất bền chặt trong nhân dân và có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Khi nhà nước xuất hiện, nhà nước đã tìm cách vận dụng những phong tục tập quán để phục vụ cho lợi ích của mình, thay đổi nội dung của chúng cho phù hợp, thừa nhận và nâng cấp chúng thành các quy phạm pháp luật hoặc coi chúng là tập quán pháp. Như vậy, chuẩn mực phong tục, tập quán là nguồn quan trọng để hình thành pháp luật.
˗ Đối với các phong tục, tập quán có giá trị truyền thống, mang tính nhân văn sâu sắc,… có tác động tích cực đối với cộng đồng xã hội thì pháp luật cần thừa nhận, củng cố và phát huy
˗ Còn những phong tục tập quán đã lạc hậu, lỗi thời đã trở thành hủ tục thì bên cạnh việc tuyên truyền để nhân dân nhận thức được và tự giác loại bỏ thì nhà nước cần phải dùng đến sức mạnh cưỡng chế của pháp luật nhằm loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội.
.5. Tác dụng của chuẩn mực thẩm mỹ đến pháp luật
˗ Chuẩn mực thẩm mỹ tác động trong hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ pháp luật, điều chỉnh hành vi thẩm mỹ của con người phù hợp với các quan điểm, quan niệm trong xã hội về cái đẹp, cái xấu, cái cao cả…
˗ Chuẩn mực thẩm mỹ đòi hỏi các bộ luật, đạo luật được ban hành phải phù hợp với các giá trị, chuẩn mực thẩm mỹ đang phổ biến trong xã hội thì mới dễ dàng được nhân dân tuân thủ và thực hiện. Khi đó, bản thân các bộ luật đạo luật cũng mang các giá trị thẩm mỹ, là một “tác phẩm nghệ thuật”. Nhiều quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực thẩm mỹ, do phù hợp và đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của
nhà nước về tổ chức, quản lý xã hội, đã được nhà nước thừa nhận và vận dụng trong các đạo luật. Các văn bản luật của nhà nước điều chỉnh các lĩnh vực văn
22
hóa, văn nghệ, trật tự công cộng … là những minh chứng cho mối liên hệ này. Như vậy, chuẩn mực thẩm mỹ là cơ sở lý luận và thực tiễn để nhà nước xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị, văn hóa – nghệ thuật, quảng cáo, du lịch, bảo tồn di sản văn hóa, thời trang…
˗ Chuẩn mực thẩm mỹ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi pháp luật của các cá nhân phù hợp với các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực thẩm mỹ. Trong nhiều trường hợp vì những lý do nhất định, các cá nhân không biết đến quy định của pháp luật, nhưng do các quy tắc pháp luật phù hợp với các chuẩn mực thẩm mỹ, các cá nhân thực hiện hành vi pháp luật dựa trên các quan điểm, quan niệm thẩm mỹ của họ
23
KẾT LUẬN
Ở nước ta hiện nay, bên cạnh các thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối về nhận thức, hiểu biết, tôn trọng và thực hiện các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hôi nói chung và pháp luật nói riêng. Một trong những nguyên nhân của tồn tại đó là do sự thiếu hiểu biết, chưa tôn trọng, nghiêm túc trong việc thực hiện. Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu, củng cố và phổ biến, phát huy tác dụng của các chuẩn mực xã hội càng có ý nghĩa quan trọng, thiết thực. Trong xã hội ngày nay, chuẩn mực xã hội đóng vai trò không hề nhỏ trong đời sống của các cộng đồng người, mỗi địa phương, mỗi dân tộc giúp xây dựng và phát triển một xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn. Bên cạnh đó chuẩn mực xã hội này, còn có vai trò rất lớn đối với việc ban hành và thực thi pháp luật. Vì vậy, phải phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các chuẩn mực xã hội để chuẩn mực xã hội phù hợp hơn với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Có như vậy thì đất nước mới ngày một phát triển bền vững.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hùng – Lưu Hồng Minh, Giáo trình Xã Hội Học, NXB dân trí, Hà Nội. 2. Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Xã hội học, Nxb. Công an Nhân dân, Hà
Nội, 2010.
3. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học Tội phạm, Nxb. Tư pháp.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ IX của Đảng, 2001.
25
Câu 2: Trình bày khái niệm gia đình và đối tượng nghiên cứu của Xã hội học gia đình. Phân tích mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại. Liên hệ thực tế.