Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CHUẨN MỰC XÃ HỘI – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHUẨN MỰC XÃ HỘI BẤT THÀNH VĂN VÀ PHÁP LUẬT (Trang 34 - 45)

+ Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình gồm 2 khía cạnh:

˗ Nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình với các thiết chế xã hội khác như: chính trị, kinh tế, pháp luật, giá dục thông qua các chức năng của gia đình. ˗ Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

+ Nghiên cứu gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội

˗ Nghiên cứu mối tác động qua lại giữa gia đình và xã hội thông qua các chức năng của gia đình. Đây là hướng nghiên cứu truyền thống.

26

˗ Gia đình là một trong 5 thiết chế cơ bản, quan trọng nhất ( Chính trị, Kinh tế, Giáo dục, Pháp luật)Thiết chế gia đình ra đời nhằm thực hiện chức năng điều tiết các mối quan hệ nam và nữ trong xã hội

˗ VD: Phê chuẩn hôn nhân, mục đích: Thừa nhận và bảo vệ sự chung sống của cặp nam nữ Quy định về trách nhiệm: Vợ chồng với nhau, cha mẹ với con cái, gia đình với xã hội.

˗ Không thừa nhận quan hệ khác giới ngoài hôn nhân. Thực hiện các chức năng: Kiểm soát tình dục, tái sản xuất con người, xã hội hoá,... Thiết chế gia đình mang đầy đủ chức năng và đặc điểm của một thiết chế xã hội. Chức năng: Khuyến khích, điều chỉnh, điều hoà hành vi con người

˗ Ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc (hình phạt chính thức và phi chính thức)

+ Đặc điểm:

˗ Mang tính bền vững tương đối và chậm biến đổi ˗ Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau

˗ Trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội chủ yếu.

+ Nghiên cứu gia đình với tư cách là một nhóm tâm lý tình cảm xã hội đặc thù

˗ Các thành viên trong gia đình có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng được bảo vệ và ràng buộc bởi pháp lý.

˗ Thực hiện chức năng tâm lý tình cảm: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Sẵn sàng hi sinh bộ phận của cơ thể cho các thành viên mà các nhóm khác không có (hiến máu, hiến thận,...)

˗ Gia đình gắn bó với các thành viên bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài và suốt đời.

˗ Thoả mãn các nhu cầu cá nhân.

27

III. Phân tích mối quan hệ trong gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại 1. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình

hiện đại.

˗ Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài. Thực tế, nó không ngừng thay đổi ngay ở bên trong bản thân nó. Sự biến đổi xã hội sẽ dẫn theo các yếu tố bên trong nó và những yếu tố khác (Kinh tế- văn hóa- chính trị- quân sự…) thay đổi. Và gia đình là một thành tố tồn tại bên trong xã hội, có thể coi gia đình là một nhóm xã hội sơ cấp, là “tế bào” của xã hội, hay hiểu rộng hơn gia đình là một thiết chế xã hội. Vào những năm đầu đổi mới, “ mở cửa”, với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thi trường, kéo theo nó là sự du nhập ồ ạt của lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội phương Tây vào nước ta đã làm thay đổi phần nào những giá trị truyền thống, đặc biệt trong gia đình Việt Nam dù ở nông thôn hay thành thị. Có thể tùy từng dân tộc, từng vùng, từng dòng họ, từng gia đình …mà thay đổi nhiều hay ít.

2. Phân biệt gia đình Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại:

a) Gia đình Việt Nam truyền thống

+ Cơ cấu: Quy mô gia đình lớn, trong gia đình có nhiều thế hệ. Thường là “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường.”

+ Loại hình gia đình: Gia đình mở rộng: Có nhiều thế hệ chung sống theo quan hệ huyết thống. Một người chồng có thể lấy nhiều vợ.

˗ Chức năng sinh sản: Coi trọng chức năng này, họ coi việc càng sinh nhiều con thì càng tốt, “con đàn cháu đống” là có phúc. Đặc biệt coi trọng con trai.

28

˗ Chức năng giáo dục: con cháu chịu ảnh hưởng từ họ hàng, gia đình, làng xóm Giáo dục chủ yếu theo tư tưởng Nho giáo, theo những lễ nghi. Giáo dục con cái bằng những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Chỉ có con trai mới được đi học. Con gái được giáo dục để làm việc nhà.

˗ Trong gia đình Việt Nam truyền thống, mối quan hệ giữa các thành viên được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo đó cả 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình (vợ- chồng; cha- con; anh- em) tuân theo một tôn ti, trật tự chặt chẽ. Là vợ chồng thì phải hòa thuậ thương yêu nhau, phu xướng thì vợ phải tùy; là cha con thì cha phải hiền từ, biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập,. Là con cái thì phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ. Là anh em thì phải biết đoàn kết,thương yêu, đùm bọc lẫn nhau...

b) Gia đình Việt Nam hiện đại

˗ Quy mô gia đình: giảm dần. Các gia đình chỉ có hai thế hệ chung sống là chủ yếu: bố mẹ- con cái. Gia đình ít con, mỗi gia đình thường chỉ sinh từ 1-2 con.

˗ Gia đình hạt nhân. Chỉ có thế hệ bố mẹ - con cái sống trong cùng gia đình. Gia đình .- Chỉ có 1 vợ-1 chồng theo quy định của pháp luật pháp

˗ Chức năng sinh sản: Vẫn được chú trọng, nhưng gia đình hiện đại chỉ sinh 1-2 con là chủ yếu (nhất là những gia đình ở thành thị). Đã giảm bớt giá trị con trai.

˗ Chức năng giáo dục: Ngày càng được coi trọng hơn. Nhưng gia đình lại chú ý đến việc học hành của con cái trong trường như thế nào. Quá trình xã hội hoá của đứa trẻ được diễn ra nhanh hơn, được gia đình cho tiếp xúc với xã hội, với các nhó xã hội nhiều hơn: nhà trẻ, nhà trường. Cả con trai và con gái đều được đi học.

29

˗ Chức năng kinh tế: Gắn với chức năng 33 sản xuất và tiêu dùng đi đôi với nhau, do sản xuất tự cung tự cấp là chính

˗ Trong gia đình Việt Nam hiện đại, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thì lỏng lẻo hơn. Sức Nặng của tôn ti trật tự dù vẫn còn nhưng đã giảm dần, và bây giờ là sự đề cao tự do cá nhân, bình đẳng trong mối quan hệ. Vì hiện nay số lượng con cái trong gia đình có xu hướng giảm, thu nhập của gia đình lại tăng lên nên cha mẹ có điều kiện nuôi con tốt hơn. Cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn bố mẹ đều không có thời gian chăm sóc con cái học tập, vui chơi giải trí. Nhiều bậc cha mẹ phó mặc con cái cho nhà trường,các đoàn thể trong việc giáo dục nhân cách, văn hóa. Đồng thời, cũng có không ít con cái con cái có xu hướng muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Do đó mà mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong một số gia đình Việt Nam trở nên lỏng lẻo, nảy sinh nhiều vấn đề tệ nạn xã hội trong giới thanh thiếu niên hiện nay. Vị trí- vai trò của phụ nữ trong gia đình: Phân công lao đông trong gia đình:Vì gia đình là một

thiết chế xã hội. Mà ta biết rằng thiết chế với tư cách một quy tắc các lễ nghi, những hành động và việc chuyển đổi từ một vai trò sang vai trò khác bên trong thiết chế. Vị trí- vai trò của người vợ hoặc chồng sẽ được phân công hoặc chuyển đổi cho nhau qua một số tình huống cụ thể, điều kiện cụ thẻ để gia đình đảm bảo được tính ổn định. Phân công lao động theo giới là chủ yếu trong gia đình Việt Nam có sự khác nhau trước kia và hiện nay. Trước kia sự phân công lao động theo phương thức người phụ nữ hay người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc trong nhà (nội chợ, chăm sóc người thân trong gia đình...) Người vợ không được can dự vào các công việc lớn. Còn nam giới/ người chồng phù hợp với các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài gia đình và xã hội. Cho đến nay, sự phân công lao động trong gia đình Việt Nam hiện đại có xu hướng bình đẳng hơn trong các gia đình, cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ gia đình

30

được người chồng chia sẻ nhiều hơn... Quan niệm về người chủ gia đình: Trong gia đình Việt Nam truyền thống, người chủ gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực, và đóng góp vượt trội, được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Họ là những người quyết định chính cho những vấn đề lớn của gia đình. Người chủ của gia đình thường là đàn ông người chồng. Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm người chủ gia đình rất đa dạng Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực, đóng góp của họ trong mỗi gia đình cụ thể. Qua đây có thể thấy rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong gia đình. Sở hữu tài sản:

Trước đây, tỉ lệ người đàn ông/ người chồng đứng tên các giấy tờ sở hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ người vợ. Điều này bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Việt Nam truyền thống(trừ một số dân tộc có chế độ hôn nhân mẫu hệ). Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia đình giải thích phần nào lý do người chồng có tiếng nói và quyền quyết định cao hơn người vợ trong những công việc quan trọng của gia đình. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như các chính sách của Nhà nước đang làm thay đổi mối quan hệ giữa vợ- chồng về quyền sở hữu tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người phụ nữ ngày càng có nhiều quyền sở hữu Tài sản của hộ gia đình hơn. Nghề nghiệp trong gia đình: Trước kia nghề nghiệp chính trong gia đình truyền thống Việt Nam là nghề nông. Sau vụ mùa cả nhà hoặc cả họ cùng nhau làm một số nghề thủ công: đan nón, dệt, thêu… Nghề nghiệp trong gia đình truyền thống thường được truyền từ đời này sang đời khác: “Cha truyền con nối” làm cho tín chất nghề nghiệp trong gia đình không đa dạng. Nhưng hiện nay thì nghề nghiệp trong gia đình hiện đại đã có sự thay đổi rõ ràng. Mỗi cá nhân trong gia đình có thể tự lựa chọ cho mìn một nghề mình thích. Vì tự do cá nhân và dân chủ được

31

đề cao khiến cho cá nhân trong gia đình có quyền phát triển tốt hơn. Có nhiều nghề nghiệp mới đang xuất hiện làm cho các thành viên được hoạt động và tìm cho mình công việc thích hợp. Dù bây giờ con cái vẫn chịu ảnh hưởng định hướng nghề nghiệp bởi cha mẹ. 6. Kinh tế gia đình: Gia đình truyền thống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún , tự cấp tự túc để sinh sống và đảm bảo cuộc sống. 80% dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy nó đã

quy định cơ cấu kinh tế trong gia đình Việt Nam. Kinh tế nông nghiệp không được mở rộng, không có sự quan tâm của chính sách hỗ trợ. Nhưng kinh tế gia đình đã có sự thay đổi rõ ràng. Gia đình hiện đại có nguồn lợi kinh tế thu được từ phi nông nghiệp hoặc hỗn hợp phi nông nghiệp. Nhóm hộ gia đình Phi nông nghiệp là những gia đình có nguồn thu nhập từ lương bổng, từ các lĩnh vực hoạt động kinh tế, dịch vụ. Các gia đình chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên đã có những hoạt động kinh tế phù hợp, phong phú, đáp ứng những nhu cầu của thị trường. Số thành viên đóng góp vào kinh tế cho gia đình cũng nhiều hơn 7.Tư tưởng- giá trị , chuẩn mực của gia đình Việt Nam: Vì gia đình được coi như một thiết chế xã hội, nên nó sẽ liên quan đến các dạng ứng xử gia đình, vai trò, chuẩn mực của gia đình được quy định. Một thiết chế bao gồm một loạt các chuẩn mực. Một thiết chế định rõ hành vi đúng và không đúng bằng việc phân định ranh giới giữa các thành viên và những người không phải thành viên của thiết chế, bằng việc bố trí các thành viên theo các vai trò xã hội cụ thể. Thiết chế với tư cách một quy tắc sử dụng các lễ nghi, hành động,và việc chuyển đổi từ một vai trò sang vai trò khác bên trong thiết chế. Về mặt tư tưởng, gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,chính vì vậy nên những cách ứng xử, xác định vai trò, chuẩn mực của gia đình Việt Nam về mỗi cá nhân trong gia đình đều bị chi phối bởi quan niệm Nho giáo. Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên. Đó là quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi,

32

bạn - bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến ở Việt Nam mối

quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện. Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ. Tất cả những mối quan hệ trên và các phương thức ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nho giáo, là cái trời đã định sẵn cho con người. Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia đình thì vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha phải hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập. Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị. Trong quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi trước hết phải có lòng trung thành trong quan hệ vua tôi và trên dưới. Người dưới phục vụ người trên phải lấy chữ trung làm đầu. Kẻ trên đối xử với kẻ dưới phải lấy chữ nhân làm đầu, phải biết giữ lễ và phải có lòng tín thật. Xét chung trong mọi mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà yêu cầu đối với người.Đây chính là những giá trị mà gia đình Việt Nam truyền thống tiếp thu và coi đó là những chuẩn mực để đưa nó vào cuộc sống, nếp sống từ bao đời nay. Bên cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hội đều có nguyên nhân từ việc ứng xử không tốt các mối quan hệ xã hội. Để bảo đảm sự ứng xử được đúng, Nho giáo yêu cầu mỗi người phải làm tết vai trò của mình. Vai trò

đó được xác định bởi danh phận của mỗi người do xã hội quy định. Đó là phận làm vua, phận làm tôi, phận làm cha, phận làm

33

con.... Danh phận của mỗi người quy định cách ứng xử của họ. Cách ứng xử theo danh phận Nho giáo gọi là lễ. Theo Nho giáo, nếu trong xã hội mỗi người đều làm tất bổn phận của mình thì xã hội sẽ thái bình. Nếu xã hội thái bình thì

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CHUẨN MỰC XÃ HỘI – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHUẨN MỰC XÃ HỘI BẤT THÀNH VĂN VÀ PHÁP LUẬT (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)