Kết nối với Arduino để tạo tín hiệu giả lập

Một phần của tài liệu Đồ án môn học Xây dựng giao diện thông tin ô tô trên nền tảng Android (Trang 44)

6. Điểm: (Bằng chữ: )

4.2. Kết nối với Arduino để tạo tín hiệu giả lập

4.2.1. Các thiết bị cần thiết

Smart phone

Hình 4.22. Điện thoại Xiaomi Note 8 Pro

Để tiến hành chạy được giao diện thì cần phải có một chiếc điện thoại bằng bằng hệ điều hành Android ( phiên bản Android 9).

Arduino (Uno R3)

Hình 4.24. Mạch Arduino Uno R3

Arduino dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (R3).

Thông số

Module Bluetooth (HC-05)

Hình 4.26. Module Bluetooth HC-05

Bluetooth HC-05 là module này được thiết kế dựa trên chip BC417. Con chip này khá phức tạp và sử dụng bộ nhớ flash ngoài 8Mbit. Nhưng việc sử dụng module này hoàn toàn đơn giản bởi nhà sản xuất đã tích hợp mọi thứ cho bạn trên module HC-05.

Sơ đồ chân HC-05 gồm có:

KEY: Chân này để chọn chế độ hoạt động AT Mode hoặc Data Mode.

VCC chân này có thể cấp nguồn từ 3.6V đến 6V bên trong module đã có một ic nguồn chuyển về điện áp 3.3V và cấp cho IC BC417.

GND nối với chân nguồn GND

TXD,RND đây là hai chân UART để giao tiếp module hoạt động ở mức logic 3.3V STATE các bạn chỉ cần thả nổi và không cần quan tâm đến chân này.

Biến trở (10K)

Hình 4.27. Biến trở 10K

Biến trở là các thiết bị có điện trở thuần có thể biến đổi được theo ý muốn. Chúng có thể được sử dụng trong các mạch điện để điều chỉnh hoạt động của mạch điện.

Điện trở của thiết bị có thể được thay đổi bằng cách thay đổi chiều dài của dây dẫn điện trong thiết bị, hoặc bằng các tác động khác như nhiệt độ thay đổi, ánh sáng hoặc bức xạ điện từ,...

Cấu tạo của biến trở gồm 2 thành phần chính là con chạy và cuộn dây được làm bằng hợp kim có điện trở suất lớn.

Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật viên.

Đúng như tên gọi của nó là làm thay đổi điện trở, nguyên lý hoạt động chủ yếu của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Trên các thiết bị sẽ có vi mạch điều khiển hay các núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các núm vặn các mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.

Thực tế việc thiết kế mạch điện tử luôn có một khoảng sai số, nên khi thực hiện điều chỉnh mạch điện người ta phải dùng biến trở, lúc này biến trở có vai trò phân áp, phân dòng trong mạch. Ví dụ: Biến trở được sử dụng trong máy tăng âm để thay đổi âm lượng hoặc trong chiếu sáng biến trở dùng để thay đổi độ sáng của đèn.

4.2.3 Lập trình điều khiển Arduino byte bluetooth = 0; byte bluetooth = 0; void setup() { Serial.begin(9600); pinMode (9, INPUT_PULLUP); } void loop() { int a = map(analogRead(A0),0,1023,0,9000); int b = a/40; int c = map(analogRead(A1),0,1023,20,120); int d = map(analogRead(A2),0,1023,15,40); if (Serial.available() > 0) { bluetooth = Serial.read(); } if (bluetooth == 1) { if (digitalRead(9) == HIGH) {

Serial.print(a); Serial.print(","); Serial.print(b); Serial.print(","); Serial.print("D");

delay(250); }

if (digitalRead(9) == LOW) { b=0;

Serial.print(a); Serial.print(","); Serial.print(b); Serial.print(","); Serial.print("N"); delay(250); } } if (bluetooth == 2) { Serial.print(c); Serial.print(",0"); delay(250); } if (bluetooth == 3) { Serial.print(d); Serial.print(",0"); delay(250); } }

4.2.4 Một số hình ảnh khi hoàn thành dự án

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.1. Kết luận

Về mặt lý thuyết, đề tài đã trình bày được các nội dung cơ bản như: lịch sử phát triển hệ điều hành Android, quá trình hình thành và thiết kế giao diện Android , app Android. Tìm hiểu được về MIT APP INVENTOR một website thiết kế giao diện Android dể dàng sử dụng và đầy đủ tính năng.

Về mặt ứng dụng, nhóm đã tìm hiểu tổng quan về cách thiết kế giao diện và sử dụng linh hoạt các công cụ có sẵn trong website MIT APP INVENTOR , qua đó nhóm đã tiến hành thiết kế thành công ứng dụng thông tin về tốc độ , nhiệt độ, hay áp suất lốp của xe trên nền tảng hệ điều hành Android. Bên cạnh đó, với mục đích giúp quá trình tiếp cận về thiết kế giao diện app Android của nhóm trở nên gần gũi hơn với các bạn đọc. Với nội dung lý thuyết thiết kế giao diện thông tin sử dụng ứng dụng trên điện thoại, một thiết bị không thể thiếu trong thời đại ngày nay, nhóm hy vọng sẽ góp phần trong việc xây dựng nền tảng để tiếp tục phát triển các ứng dụng giao diện ngày càng hoàn chỉnh, đẹp mắt và dể tiếp cận với người sử dụng mà vẫn có thể giữ được giá trị cốt lỗi của xe.

Trong thời gian thực hiện đồ án, chúng em chỉ hoàn thành được những nội dung cơ bản trong phạm vi đề tài được giao và với lượng kiến thức chưa đủ rộng. Do đó,đề tài này chắc hẳn vẫn còn nhiều thiết sót, rất mong quý thầy cô góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

5.2. Định hướng phát triển

Trong tương lai, nhóm mong muốn sẽ phát triển được các tính năng khác của giao diện nhiều hơn và tiện ích hơn… Ngoài ra cải tiến được chức năng ra lệnh điều khiển bằng giọng nói , chia đôi màn hình để có thể vừa xem ca nhạc và vừa có thể xem bản đồ, kết nối với Smart Home để có thể theo dõi tình trạng nhà ở của mình trực tiếp trên xe… Mọi định hướng phát triển nhằm mục đích cải tiến mô hình và giúp người sử dụng có nhiều tiện ích và thoải mái sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet

[1] Ascar Việt Nam (2021).“Top 5 Thương Hiệu Màn Hình DVD Android Ô Tô Tốt Nhất2021”,11/05/2021 ,từ< https://bitly.com.vn/bs171d >

[2] Báo Công Lý (2020).“Android chiếm ưu thế hơn iOS với gần 70% thị phần tại Việt Nam”, 12/05/2021, từ< https://bitly.com.vn/rznk92 >

[3] huytion156 (2016). “Hướng dẫn sử dụng AppInventor - Lập trình ứng dụng điều khiển xe qua bluetooth mà không cần code”,06/2021, từ<http://arduino.vn/bai- viet/657-huong-dan-su-dung-appinventor-lap-trinh-ung-dung-dieu-khien-xe- qua-bluetooth-ma-khong>

[4] Knowledge Sharing - Multiplying up Value (2020). “Bluetooth giám sát nhiệt độ thiết bị Phần 1”,15/06/2021, từ <https://bitly.com.vn/fzmyau>

[5] Knowledge Sharing - Multiplying up Value (2020). “Bluetooth device temperature monitoring(Part2) - Bluetooth giám sát nhiệt độ thiết bị (Phần 2)”, 16/06/2021, từ< https://bitly.com.vn/9eyejt >

[6] Knowledge Sharing - Multiplying up Value (2020). “Bluetooth giám sát nhiệt độ thiết bị (Phần 3) - hướng dẫn tạo ứng dụng cho Android, chia sẻ file aia” , 18/06/2021,từ< https://bitly.com.vn/5p281n>

Luận văn tham khảo

[8] Nguyễn Hoàng Lâm và Nguyễn Hùng Thuận (2020) . Xây dựng phần mềm Android 2D cho hệ thống đánh lửa. Đồ án tốt nghiệp, Khoa đào tạo chất lượng cao, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.

Sách tham khảo

Một phần của tài liệu Đồ án môn học Xây dựng giao diện thông tin ô tô trên nền tảng Android (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)