Thực trạng công tác quản lý hộ tịch tại UBND huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu BCTT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (Trang 35 - 46)

5. Bố cục báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2. Thực trạng công tác quản lý hộ tịch tại UBND huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng

Bằng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, sự chỉ đạo trực tiếp của ngành cấp trên, UBND Huyện đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật hàng năm, đồng thời giao cho hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phường trực tiếp tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai đến tận cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường, trong đó chú trọng triển khai Nghị định 82/2020/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến công tác hộ tịch. Ngoài ra còn chỉ đạo cho ban tư pháp trực tiếp tham mưu việc niêm yết công khai thủ tục hành chính về hộ tịch đầy đủ theo quy định.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, việc đăng ký thực hiện hộ tịch thuộc thẩm quyền theo quy định;

Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch, quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch cũng như thực hiện công tác giải quyết

khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

Hiện nay huyện đã bố trí 03 các bộ công chức thực hiện công tác tư pháp - hộ tịch đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất, bố trí phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công tác đăng ký quản lý hộ tịch đáp ứng nhu cầu thực tế công việc của địa phương.

Nghiên cứu công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn Huyện Bảo Lạc là công việc thực tế đi sâu vào cơ sở, là điều kiện quan trọng giúp cho việc quản lý dân cư nói chung, quản lý hộ tịch nói riêng đạt hiệu quả tích cực hơn trong giai đoạn hiện nay. Bảo Lạc là một Huyện miền núi đặc trưng là đồi, núi. Tìm hiểu công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn Huyện Bảo Lạc chính là tìm hiểu công việc hàng ngày của cán bộ tư pháp - hộ tịch huyện, thấy được những ưu cũng như khuyết điểm, và đề xuất một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch ở không chỉ trên địa bàn huyện mà trong phạm vi toàn tỉnh. Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã trong mấy chục năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tác động mạnh tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp, đặc biệt là tư pháp xã, phường, thị trấn . Bởi cơ sở là nơi trực tiếp đưa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, pháp luật đó. Đối với ngành Tư pháp kết quả thực tiễn hoạt động tư pháp cơ sở của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch không chỉ là thước đo mà còn là động lực phát triển của toàn ngành Tư pháp.

Hiệu quả quản lý hộ tịch được đánh giá trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng nếu xét từ mục đích của quản lý hộ tịch thì những tiêu chí cơ bản nhất, có giá trị đánh giá hiệu quả quản lý hộ tịch trên toàn hệ thống là các tiêu chí “kịp thời, đầy đủ, chính xác” mọi sự kiện hộ tịch.

Để có thể đánh giá hiệu quả quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bảo Lạc hiện nay cũng như căn cứ vào các tiêu chí trên.Việc đánh giá được tổng hợp từ nhiều yếu tố

khách quan và cũng có chủ quan được thể hiện qua những ưu và nhược điểm như sau:

- Ưu điểm

Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn Huyện Bảo Lạc đã có những bước tiến nhất định, đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội về hộ tịch với yêu cầu đổi mới như hiện nay.

+ Về đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch ở huyện:

Trình độ của cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch đã được nâng cao, tỷ lệ cán bộ tư pháp xã đều tốt nghiệp trình độ văn hóa trung học phổ thông và trình độ chuyên môn là Đại học. Cán bộ tư pháp hộ tịch Huyện đã đạt chuẩn theo yêu cầu từ trung cấp trở lên và qua các lớp huấn luyện về nghiệp vụ quản lý về hộ tịch. Nếu như trước đây phổ biến quan niệm coi quản lý hộ tịch thuần túy là công việc chuyên môn của ngành Tư pháp thì đến nay, nhiệm vụ này đã được xác định trước hết là thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Huyện và đã được chính quyền địa phương tổ chức thực hiện với tính chủ động cao hơn. Công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện thường xuyên, sát sao có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của xã trong quản lý hộ tịch.

+ Thực trạng công tác quản lý hộ tịch tại Phòng tư pháp UBND huyện Bảo Lạc:

Trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân Huyện hiện nay, cán bộ tư pháp hộ tịch là công chức chuyên trách có nhiệm vụ thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch. Mặc dù, hiện tại Nhà nước ta chưa có văn bản nào quy định chức danh Hộ tịch chuyên trách mà chỉ có chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch. Nhưng trên thực tế, do sự quá tải về công tác Tư pháp và công tác Hộ tịch nên UBND huyện đã vận dụng bố trí 03 công chức Tư pháp – Hộ tịch, trong đó một công chứchuyên làm công tác Tư pháp, hai công chức chuyên làm công tác Hộ tịch.

Bảng 1.1 Đội ngũ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch của UBND huyện Bảo Lạc (tính đến ngày 31/12/2020) STT Họ và tên Năm sinh Chức danh chức vụ Trình độ Chuyên môn Lý luận 1 Hoa Văn Phúc 1963 Trưởng phòng ĐH Trung cấp 2 Lưu Tiến Dũng 1983 Chuyên viên ĐH

3 Bế Thị Linh 1992 Chuyên viên ĐH

(Nguồn: Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân Huyện Bảo Lạc)

Về số lượng: Huyện có đủ số lượng cán bộ công tác tư pháp hộ tịch

Về chất lượng: Trình độ văn hóa: cán bộ tư pháp hộ tịch huyện đã tốt nghiệp trung học phổ thông, Trình độ Đại học.

+ Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhận thức của người dân về việc đi khai sinh, khai tử, về việc đi đăng ký kết hôn đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản, các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực tư pháp hộ tịch đã được chú trọng, giúp cho người dân từng thôn,xã hiểu rõ về các vấn đề tư pháp hộ tịch. Số liệu dưới đây phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức của người dân ở một huyện việc chấp hành pháp luật.

Nội dung đăng ký hộ tịch Đăng ký khai sinh Đăng ký khai tử Đăng ký kết hôn

Thay đổi cải chính hộ tịch cho công dân <14 tuổi Nhận cha, mẹ con Tổng 1793 274 652 44 09 Đúng hạn 469 0 652 0 0 Quá hạn 931 0 0 0 0 Đăng ký lại 393 0 10 0 0

(Nguồn: Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân Huyện Bảo Lạc)

Bảng 2.2 Tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của Huyện Bảo Lạc trong năm 2019

Nội dung đăng ký hộ tịch Đăng ký khai sinh Đăng ký khai tử Đăng ký kết hôn

Thay đổi cải chính hộ tịch cho công dân <14 tuổi Nhận cha, mẹ con Tổng 1160 125 342 12 05 Đúng hạn 512 0 338 0 0 Quá hạn 623 0 0 0 0 Đăng ký lại 25 0 04 0 0

(Nguồn: Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân Huyện Bảo Lạc)

Bảng 2.3 Tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của Huyện Bảo Lạc từ 2020

Nội dung đăng ký hộ tịch Đăng ký khai sinh Đăng ký khai tử Đăng ký kết hôn

Thay đổi cải chính hộ tịch cho công dân <14 tuổi Nhận cha, mẹ con Tổng 1361 255 457 06 03 Đúng hạn 369 0 457 0 0 Quá hạn 810 0 0 0 0 Đăng ký lại 182 01 08 0 0

(Nguồn: Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân Huyện Bảo Lạc)

Xét bảng số liệu trên cho thấy: nếu như số trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn của Huyện Bảo Lạc năm 2018 là 931 trường hợp thì đến năm 2019 giảm xuống 308 trường hợp và đến năm 2020 lại tăng lên 187 trường hợp. Đồng thời những sự việc hộ tịch cụ thể như khai tử, kết hôn...cũng được người dân đăng ký kịp thời. Số đăng ký các sự việc hộ tịch quá hạn cũng tăng giảm dần qua các năm, điều này phản ánh việc quản lý cùng với đánh giá trình độ nhận thức của người dân qua những năm gần đây

còn thiếu xót bổ sung, điều này cũng có thể được thể hiện qua biểu đồ thể hiện tình hình đăng ký hộ tịch tại địa phương như sau.

Biểu đồ 2.1 Thống kê tổng số công tác hộ tịch từ năm 2018 đến 2020

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Khai sinh Khai tử Kết hôn

Thay đổi CCCD <14 tuổi Nhận cha, mẹ, con

(Nguồn: Phòng tư pháp ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc)

Từ đánh giá tổng số liệu được thống kê trong biểu đồ như trên ta có thể nhận biết được tình hình thực tế về công tác thực hiện hộ tịch trong những năm qua và đánh giá được sự ảnh hưởng của công tác tuyên truyền hộ tịch đối với nhân dân có trách nhiệm thực hiện hộ tịch và tăng trưởng dần tầm ảnh hưởng và nhận thức đối với mỗi cá nhân.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tư pháp hộ tịch đã được ban hành và có tính khả thi cao. Có thể thấy, hằng năm UBND Huyện cùng ban Tư pháp hộ tịch đã thường xuyên tổ chức các hội nghị, báo cáo tổng kết về kết quả công tác hộ tịch, thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch... Thông qua các báo cáo, hội nghị, các cơ quan quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện sẽ thấy rõ thự trạng, ưu và khuyết điểm, rút ra kinh nghiệm, phát huy mặt tích cực, hạn chế yếu kém và có phương hướng chỉ đạo công tác quản lý hộ tịch ở địa phương mà chủ yếu là địa bàn xã cho phù hợp với pháp luật và phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

+ Về tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch trên địa bàn Huyện Bảo Lạc: đã từng bước hoàn thiện, đã có sự thống nhất và phối hợp bước đầu trong các cơ quan chuyên môn, giữa các ban, ngành có liên quan trong công tác quản lý xã hội về hộ tịch được tăng cường, công tác bồi dưỡng đào tạo, đào tạo lại cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch được quan tâm. Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và khả năng công tác của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch xã còn tham gia các lớp nghiệp vụ, bồi dưỡng do huyện, tỉnh tổ chức.

- Hạn chế

Những năm qua, hoạt động quản lý hộ tịch trên địa bàn xã đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực song vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc. Thấy được những hạn chế đó không chỉ có tác dụng nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện mà trên phạm vi cả tỉnh.

+ Về công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật

Tuy đã được quan tâm và thực hiện khá tích cực song hiệu quả đạt được còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu dặt ra. Nhận thức của một số người dân và một bộ phận cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch về tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thật sâu sát. Điều này dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về hiệu quả quản lý và đăng ký hộ tịch ở huyện đối với các địa phương khác.

Trong 2020 công tác triển khai kế hoạch văn bản pháp luật quý I,II của huyện đã được triển khai phổ biến tuyên truyền sâu rộng các văn bản pháp luật; các quy định của Trung ương, của tỉnh, huyện mới ban hành trên địa bàn huyện về các nội dung tuyên truyền về:

- Luật thi hành án hình sự; - Luật đầu tư công;;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức; - Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương;

- Giới thiệu một số quy định về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;

Trên đây là các nội dung pháp luật đã được tuyên truyền đi cùng với hộ tịch nhằm nâng cao trách nhiệm tự ý thức được tính quan trọng của việc áp dụng pháp luật vào trong việc quản lý phối hợp giữa các bộ máy cơ quan với nhau để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tới nhân dân nhưng chỉ tuyên truyền được chủ yếu đối với những cá nhân tại huyện, vẫn còn thiếu xót đối với những xã khó khăn ở vùng sâu vùng xa do công tác đi lại kết hợp với yếu tố địa hình hiểm trở cũng một phần nào gây ảnh hưởng đến công tác triển khai kế hoạch được đặt ra.

+ Về chất lượng quản lý hộ tịch:

Thứ nhất, Hoạt động quản lý hộ tịch chưa đồng đều trên các loại việc hộ tịch. Công tác đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn thực hiện khá tốt, nhưng công tác đăng ký khai sinh và một số loại hộ tịch khác hiệu quả đạt được thấp. Tình trạng đăng ký quá hạn vẫn còn tồn đọng. Chất lượng quản lý hộ tịch còn thấp, đặc biệt là ở các thôn, bản khó khăn về điều kiện đi lại và thiếu cán bộ quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, bởi vậy nhiều sai sót trong các khâu quản lý chưa được phát hiện kịp thời, khiến cho công tác quản lý gặp khó khăn, vướng mắc.

Thứ hai, hoạt động quản lý hộ tịch chưa đồng đều trên các loại việc hộ tịch. Công tác khải tử, thực hiện khá tốt nhưng về khai sinh vẫn chưa hiệu quả. Tính khả thi chưa cao, tình trạng đăng ký quá hạn vẫn còn tồn đọng nhiều qua các năm.

+ Về khâu lưu trữ và bảo quản các sổ sách, biểu mẫu hộ tịch:

Công tác lưu trữ hồ sơ, giấy tờ còn thủ công theo cách truyền thống, ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý còn hạn chế gây khó khăn cho việc tra cứu, sử dụng và quản lý, thỉnh thoảng áp dụng ứng dụng phần mềm vẫn gây ra lỗi vặt vì phần mềm đã cũ và chưa được cập nhật khiến công việc đã khó khăn còn thêm khó khăn.

+ Về chế độ thống kê, báo cáo số liệu hộ tịch định kỳ của các cán bộ tư pháp - hộ tịch ở các huyện trên địa bàn tỉnh.

Chưa được thực hiện một cách kịp thời trong toàn hệ thống. Công tác hộ tịch thực hiện còn sơ sài, nhiều thiếu sót, chế độ quản lý còn lỏng lẻo, một số huyện còn xảy ra tình trạng cán bộ làm công tác quản lý tư pháp hộ tịch vì nhiều lý do thậm chí không vào sổ hộ tịch cho nhân dân, dẫn đến mất hết thông tin cần thiết của nhân dân. Hơn thế nữa, khi thay đổi cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch thường không có sự bàn giao

nhiệm vụ công tác, việc này gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ mới trong công tác quản lý tiếp nhận lại công việc mà cán bộ đã bàn giao để lại.

+ Về công tác chỉ đạo, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch:

chưa thực sự được chú trọng. Công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại, cán bộ làm

Một phần của tài liệu BCTT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẢO LẠC TỈNH CAO BẰNG (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w