Phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn (Trang 26 - 29)

Từ khái niệm Vùng du lịch đã đề cập ở trên, khái niệm phát triển bền vững KDLTDL gắn với một vùng du lịch có thể được tiếp cận ở hai cấp độ là cấp độ ngành

và cấp độ doanh nghiệp. Ở cấp độ ngành, Phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch được hiểu là sự phát triển bền vững của lĩnh vực kinh doanh lưu trú trong ngành du lịch tại một vùng du lịch. Trong đó, lĩnh vực KDLTDL của một vùng du lịch thực chất được phản ánh thông qua hoạt động của tập hợp các doanh nghiệp KDLTDL tại các tỉnh trực thuộc vùng du lịch. Hay nói cách khác, sự phát triển bền vững của tập hợp các doanh nghiệp KDLTDL của các tỉnh trong VDL là bức tranh tổng thể phản ánh sự phát triển bền vững của lĩnh vực KDLTDL tại vùng du lịch. Ở cấp độ doanh nghiệp, Phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch có thể được nhận biết qua mức độ phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú du lịch tại vùng du lịch. Vì “Vùng du lịch” là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều á vùng, tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch, cho nên phát triển bền vững lĩnh vực KDLTDL tại vùng du lịch phải được xét trên tầm vĩ mô với số lượng tham gia của nhiều doanh nghiệp KDLTDL trên phạm vi không gian địa lý rộng lớn gồm nhiều tỉnh thành thuộc các á vùng, tiểu vùng du lịch trong vùng du lịch và phụ thuộc vào nhiều chủ thể quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. Chính vì lý do đó, luận án tiếp cận khái niệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch chủ yếu ở cấp độ ngành. Sự phát triển bền vững của lĩnh vực KDLTDL tại một VDL phụ thuộc vào sự phát triển bền vững của tập hợp các doanh nghiệp KDLTDL trong Vùng. Trong tập hợp đó, các doanh nghiệp KDLTDL tại các địa phương trong vùng là những thành phần cấu thành chính được kết nối trên nền tảng của hệ thống cơ chế chính sách và quy định của ngành du lịch các cấp và của chính quyền địa phương. Để đạt được đồng thời 3 mục tiêu quan trọng của phát triển bền vững lĩnh vực KDLTDL về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội trên quy mô ngành và trong phạm vi lãnh thổ của một VDL (bao gồm nhiều tỉnh thành) phải cần đến vai trò của công tác quản lý nhà nước về du lịch từ cấp Trung ương đến cấp địa phương. Vì thế, đánh giá sự phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở cấp độ ngành được thực hiện trên hai mặt: Một là, đánh giá mức độ phát triển bền vững của

lĩnh vực kinh doanh lưu trú trong ngành du lịch tại vùng du lịch; Hai là, đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho lĩnh vực KDLTDL tại vùng du lịch. Sự phát triển bền vững của lĩnh vực KDLTDL trong ngành du lịch tại một VDL được xem xét qua sự phát triển bền vững của tập hợp các doanh nghiệp KDLTDL trong Vùng theo nguyên tắc phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Công tác quản lý nhà nước về du lịch nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho lĩnh vực KDLTDL tại VDL được đánh giá qua: cách tổ chức bộ máy quản lý của các CQQLNN về du lịch của ngành và của các tỉnh ; việc thực hiện các nhiệm vụ và nội dung quản lý nhà nước về du lịch của các CQQLNN về du lịch các cấp; hiệu quả của các chính sách, các quy định pháp quy được ban hành về KDLTDL của ngành, của các CQQLNN về du lịch; sự phối hợp giữa các CQLNN về du lịch các cấp với các Bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương các tỉnh... Những nhiệm vụ cơ bản của công tác QLNN về du lịch để đảm bảo sự phát triển bền vững KDLTDL tại các VDL là: tổ chức, quản lý và quy hoạch phát triển du lịch của địa phương; tư vấn và tham gia trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư, khai thác phát triển du lịch trên địa bàn lãnh thổ; tổ chức quản lý mọi hoạt động du lịch trên lãnh thổ theo pháp luật và quy chế hiện hành của Nhà nước, tỉnh, thành phố; kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người dân địa phương tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch, bảo vệ quy hoạch du lịch và trật tự an toàn, an ninh xã hội trong du lịch, bảo vệ những giá trị thẩm mỹ và văn hóa trong hoạt động du lịch; xúc tiến tổ chức tuyên truyền, quảng cáo gắn thị trường du lịch địa phương với cả nước, khu vực và thế giới tăng khả năng thu hút khách và khối lượng trao đổi dịch vụ, hàng hóa du lịch và soạn thảo và ban hành các chính sách, cơ chế phát triển du lịch theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế cuả địa phương; Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

các tỉnh. Bên cạnh đó, UBND các tỉnh cũng đóng vai trò quan trọng trong QLNN và tác động tới phát triển bền vững của ngành du lịch và của lĩnh vực KDLTDL tại các VDL.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về kinh doanh khách sạn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w