a/ Bản chất con người:
Quan niệm về con người trong Triết học trước Mác:
Quan niệm về con người trong triết học phương Đông : Nhận thức bản chất
con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí.
Trong triết học Phật giáo: con người là sự kết hợp giữa danh và sắc ( vật
chất và tinh thần) => đời sống con người chỉ là hư vô, ảo giác, cuộc đời chỉ là tạm bợ; cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới Niết bàn…
Trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo: Khổng Tử cho rằng bản chất con
người do “ thiên mệnh” chi phối quyết định, đức “ nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử.
Mạnh Tử: quy định tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh
hưởng của phong tục tập quán xấu mà con người rời xa cái tốt đẹp.
Triết học của Tuân Tử: cho rằng bản chất của con người khi sinh ra là ác,
nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được.
Triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức, biểu hiện yếu tố duy tâm, pha trộn duy vật chất phác trong mối quan hệ tự nhiên và xã hội.
Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác:
Theo Kito giáo: cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Con
người về bản chất là kẻ có tội. Con người gồm 2 phần: thể xác và linh hồn, thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh cửu.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại: con người được xem là điểm khởi đầu của
tư duy triết học, con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau.
Quan niệm của Arixtot về con người: cho rằng chỉ có linh hồn, tư duy và
trí nhớ, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên.
Triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người.
Triết học Tây Âu Trung cổ: xem con người là sản phẩm của Thượng Đế tạo
Triết học thời kỳ phục hưng- cận đại: đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý
tính của con người, xem con người là 1 thực thể có trí tuệ.
Trong triết học cổ điển Đức: cho rằng con người là hiện thân của “ ý niệm
tuyệt đối”.
Quan niệm của triết học Mác-Lenin về bản chất con người:
Con người là 1 thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội: Sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên.
Là động vật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên.
Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là mặt xã hội chứ không phải mặt tự nhiên.
Những quan điểm nêu trên đều phiến diện vì chỉ nhấn mạnh 1 khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người, chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội đó.
C.Mác và Ph.Ăngghen: đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người.
Thông qua hoạt động sx vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên trên thế giới loài vật trên cả 3 phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người.
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người => con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của
giới hữu sinh.