Khái niệm cá nhân: Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong 1
xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.
Cá nhân là 1 chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của mọi nhận thức.
Trong mối quan hệ với xã hội, cá nhân được phân biệt với các đặc trưng:
Cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người 1 cách trực tiếp cảm tính.
Cá nhân là phần tử đơn nhất, riêng lẻ, tạo thành cộng đồng xã hội, là cơ sở hình thành lịch sử xã hội loài người.
Cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách.
Cá nhân trong mối quan hệ với xã hội là một hiện tượng lịch sử.
Khái niệm nhân cách: Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng
biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân.
Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý
của cá nhân tạo thành chính thể đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh hoạt động của mình.
Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách.
Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin…
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội:
Quan hệ biện chứng giữa cá nhân với tập thể:
Tập thể: là phần tử tạo thành xã hội, là hình thức liên kết các cá nhân
thành từng nhóm trong xã hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị,…
Cá nhân tồn tại trong tập thể với tư cách là đơn vị cấu thành của cái
toàn thể, biểu hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể nhưng không hòa tan vào tập thể => Quan hệ lợi ích
Quan hệ biện chứng giữa cá nhân với xã hội: Mối
quan hệ giữa cá nhân và xã hội có những nội dung thống nhất với quan hệ giữa cá nhân và tập thể => chúng đều dựa trên cơ sở lợi ích.