a) Định nghĩa
Aptomat là một khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp, … đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.
Hình 3.16: Aptomat
b) Chức năng của aptomat
Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được
tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
c) Một aptomat c n thỏa m n các yêu c u sau:
- Chế độ làm việc định mức của aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa
là trị số dòng điện định mức chạy qua aptomat lâu bao nhiêu cũng được.
- Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục
kilo Ampere (kA). Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức (Idm).
- Để nâng tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá
hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt bé.
Như vậy khi lắp đặt aptomat cần phải tính toán phụ tải sau đó chọn aptomat tiêu chuẩn phù hợp với tải để lắp đặt, nếu không aptomat sẽ không bảo vệ được hệ thống như hệ thống lạnh, một dây chuyền công nghệ nào đó …
d) Phân loại:
Trong thực tế hiện nay aptomat thường chỉ có ba loại đó là:
- Loại bảo vệ dòng (quá tải, ngắn mạch ….);
- Loại bảo vệ điện áp (mạng lưới có điện áp không ổn định hay sụt áp
…);
- Loại thứ ba là kết hợp của hai loại trên.
e) Chọn aptomat
Điều kiện để chọn Aptomat là: Iaptomat ≥ (1.25 1.5). Iđm, vì vậy tính toán chọn lắp đặt trong thực tế phải dựa vào bất đ ng thức trên. Chủ yếu dựa vào:
- Dòng điện tính toán đi trong mạch;
- Dòng điện quá tải;
- Tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra, lựa chọn aptomat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải, aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chng là dòng điện định mức của móc bảo vệ Iaptomat không được bé hơn dòng điện tính toán Itt của mạch: Iaptomat ≥ Itt
Chú ý: Do khi có điện trở lại, tất cả thiết bị điện khởi động cùng lúc, các thiết bị có công suất lớn như: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt cùng khởi động, nên tổng dòng là rất lớn từ 3-10 lần so với lúc hoạt động ổn định tác động đến aptomat bảo vệ. Vì thế khi bị cúp điện nên ngắt tất cả các thiết bị điện có công suất lớn, sau khi có điện trở lại mới khởi động lại từng thiết bị trên nếu có nhu cầu.
Động cơ sử dụng trong hệ thống có các thông số sau:
Pđm = 30 kW; Uđm = 380 V, hệ số công suất 0.85
Iđm =
Ta nhân hệ số dự trữ dòng điện KI = 1.7
=> Iđm = 1.5 54 = 81 A
Vậy ta chọn loại aptomat có dòng là: I =100A