Thực trạng quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại tổng cục hải quan

Một phần của tài liệu THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 73 - 75)

- Trách nhiệm và thời hạn hoàn thuế

4.1. Thực trạng quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại tổng cục hải quan

NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU

4.1. Thực trạng quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại tổng cục hảiquan quan

1. Gian lận thông qua việc làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá chuyển tiếp

Theo qui định tại Quyết định số 89/ TCHQ-QĐ ngày 02/08/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì hàng hoá nhập khẩu được phép chuyển tiếp là hàng kinh doanh nhập khẩu nhưng chưa làm xong thủ tục tại Hải quan tỉnh, thành phố có cửa khẩu nhập mà chuyển đến Hải quan tỉnh, thành phố khác để kiểm tra, thu thuế và hoàn thành thủ tục hải quan. Điều này có ý nghĩa là các doanh nghiệp được Hải quan chấp nhận đưa hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về khu vực kho, bãi của doanh nghiệp (kho riêng) làm thủ tục hải quan, kiểm hoá và hoàn thành thủ tục hải quan mà không cần kiểm tra tại cửa khẩu nhập. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo điều kiện giải phóng hàng nhanh, tránh tình trạng ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu, giảm được các chi phí lưu kho, lưu bãi do việc chờ đợi làm thủ tục tại cửa khẩu nhập gây nên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số vấn đề cần phải xem xét, chấn chỉnh: Hiện tượng khai sai tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng khá nhiều. Ví dụ: nhập tivi, tủ lạnh khai là máy cày, máy thuỷ; nhập vải cao cấp khai là vải bình thường; tình trạng cán bộ kiểm hoá không kiểm tra kỹ hàng hoá, ghi kết quả kiểm hoá không đầy đủ, chính xác tên về lô hàng, mã hàng, số lượng, trọng lượng, phần lớn tờ khai ghi chung chung là “hàng như khai báo”; tình trạng hàng xin chuyển tiếp nhưng không đưa về đúng địa điểm.

2. Gian lận trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu

Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết được miễn thuế nhập khẩu. Trên cơ sở các hợp đồng gia công đã được Bộ Thương mại duyệt cấp giấy phép nhập khẩu, cơ quan Hải quan theo dõi nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công, khi xuất khẩu sản phẩm thì thanh khoản, trử lùi vào phần nguyên liệu đã nhập cho tới khi kết thúc hợp đồng, phần nguyên liệu thừa không xuất hết mới phải nộp thuế.

Thực tế thực hiện cho thấy, có nhiều hợp đồng gia công kéo dài trong nhiều năm (cho phép gia hạn), nguyên phụ liệu nhập khẩu và sản phẩm gia công hoàn chỉnh

được xuất khỏi Việt Nam phải thực hiện trong một thời gian dài bằng nhiều chuyến hàng, qua nhiều bộ tờ khai, do đó việc theo dõi thanh tra gặp rất nhiều khó khăn. Hình thức gian lận chủ yếu là các công ty mẹ nước ngoài thành lập các doanh nghiệp trong nước để nhận nguyên liệu gia công; sau đó, bằng việc khai tăng định mức sản xuất, thanh khoản sai để tiêu thụ số nguyên liệu gian lận vào nội địa, trốn được khoản thuế nhập khẩu.

3. Gian lận trong vận tải đường biển

Vận tải đường biển là một trong những phương thức vận tải hàng hoá nhập khẩu phổ biến ở Việt Nam. Lợi dụng sự vận chuyển những loại hàng hoá đã được ký kết theo hợp đồng ngoại thương mà người vận tải, người thuê tàu hay chủ hàng có thể lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan quản lý để đưa hàng hoá trốn thuế vào nước ta một cách hợp lệ. Thủ đoạn mà chúng thường sử dụng là vận chuyển những hàng hoá có khối lượng lớn, hàng hoá dưới dạng rời, các cơ quan quản lý không thể kiểm đếm toàn diện được, thực tế nhập nhiều nhưng khai báo ít nhằm mục đích trốn thuế.

4. Một số hình thức gian lận khác

Ngoài các hình thức gian lận thương mại nêu trên, một số doanh nghiệp còn thực hiện hành vi gian lận thương mại thông qua việc kinh doanh cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, thời điểm đăng ký tờ khai… Có thể gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan xảy ra ở Việt Nam là hết sức đặc thù và đa dạng, có những hình thức đơn giản, nhưng cũng có nhiều hình thức tinh vi và khôn khéo biết tạo ra vỏ bọc rất hợp pháp, hợp lệ, gian lận thương mại càng trở nên phức tạp, khó phát hiện khi có sự “bảo kê” tiếp tay của một số cán bộ công chức, có quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w