Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 75 - 77)

- Trách nhiệm và thời hạn hoàn thuế

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế nhập khẩu

1. Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin, quản lý đối tượng nộp thuế

- Triển khai công tác điều tra, nghiên cứu, phân tích dự báo nắm tình hình hoạt động nhập khẩu trên địa bàn đối với những mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm;

tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, cập nhật thông tin và phân loại doanh nghiệp phục vụ giám sát quản lý và kiểm tra sau thông quan.

- Hỗ trợ thông tin đối tượng nộp thuế để hướng tới mục tiêu hải quan và doanh nghiệp cùng “đồng hành” trong quản lý thu thuế.

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan

Tăng cường hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan cả về số lượng lẫn chất. Tăng cường số lượng công chức cho Đội Kiểm soát Hải quan; bố trí lực lượng kiểm soát tại các Chi cục; xây dựng cơ sở bí mật để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý thu thuế.

3. Tăng cường công tác kiểm soát, chống gian lận thương mại

- Chú trọng hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan cả về số lượng lẫn chất lượng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc gian lận qua khai báo giảm số lượng, chất lượng của hàng hoá nhập khẩu nhằm trốn thuế.

- Tăng cường số lượng công chức cho Đội Kiểm soát Hải quan để thường xuyên tuần tra, giám sát hoạt động XNK của doanh nghiệp; cần thiết phải bố trí lực lượng kiểm soát tại các Chi cục để kịp thời nắm bắt thông tin, phân tích tình hình buôn lậu và gian lận thương mại.

4. Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ đọng, không để nợ xấu phát sinh

Tổng cục Hải quan cần phân loại nợ cụ thể đến từng doanh nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp.

5. Đầu tư nguồn lực con người

- Công tác tuyển dụng: Mạnh dạn đưa ra các tiêu chí như tuyển dụng đối với đại học hệ chính qui, ưu tiên đối với người có bằng khá, giỏi. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển dụng cho từng vị trí công tác

- Tăng cường chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị thuộc và trực thuộc, tránh trường hợp bố trí kiêm nhiệm một CBCC nhiều việc.

- Công tác đào tạo: đào tạo chuyên sâu đối với công chức làm các vị trí mang tính chất “hậu kiểm” như thanh tra thuế, điều tra, kiểm soát.

- Đánh giá năng lực CBCC: Thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ hai năm một lần trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xử lý tình huống của công chức.

- Công tác luân chuyển cán bộ: Luân chuyển CBCC định kỳ nhưng phải quan tâm đến vấn đề chuyên sâu nghiệp vụ để đảm bảo CBCC khi luân chuyển ở vị trí nào đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w