Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh trên đàn gà thương phâm tại trại gà, trần thế hanh, liễn sơn, lập thạch, vĩnh phúc (Trang 42)

* Tỷ lệ nuôi sống(%)

Tỷ lệ nuôi sống = ∑ số gà cuối kỳ (con)

x 100 ∑ số gà đầu kỳ (con)

* Khả năng sinh trưởng * Sinh trưởng tích lũy

Cân gà trước khi đưa gà vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần vào buổi sáng thứ 7 trước khi cho ăn. Quây bắt ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm khoảng 50 con, bắt toàn bộ số gà trong quây, cân 1 lần và tính khối lượng trung bình ( ).

* Khả năng chuyển hóa thức ăn

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng trong tuần (F.C.Rw). Khối lượng thức ăn trong tuần (kg)

F.C.Rw =

Khối lượng gà tăng trong tuần (kg)

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ đến thời điểm tính (kg) FCR cum =

Tổng khối lượng tăng tới thời điểm tính (kg)

* Theo dõi tình hình mắc bệnh của gà Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = ∑ số gà bị nhiễm bệnh x100 ∑ số gà theo dõi 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu được từ thí nghiệm đều được quản lý bằng Microsoft Exel. - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [13], trên phần mềm Microsof Excel.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả của công tác vệ sinh phòng bệnh tại cở sở

4.1.1. Công tác vệ sinh

Vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh mang nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hằng ngày em tiến hành dọn vệ sinh quanh khu vực trại, định kì phun thuốc khử trùng, quét dọn kho thức ăn, rắc vôi đường đi trong trai nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide định kì, pha với tỉ lệ 1/200.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Lần/tuần Số tuần Số lần Kết quả

Phun sát trùng 3 22 66 Đạt

Rắc vôi 2 22 44 Đạt

Quét dọn khi thức ăn 2 22 44 Đạt

Vệ sinh hố bể sát trùng 1 22 22 Đạt

Qua bảng 4.1 cho thấy các khâu vệ sinh chuồng trại luôn được thực hiện tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn trong chăn nuôi.

4.1.2. Công tác phòng bệnh

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc làm vắc xin, phòng bệnh cho đàn gà phải được thực hiện một cách tích cực. Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác, các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt.

Quy trình làm vắc xin, phòng bệnh cho đàn gà luôn được trại thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng kĩ thuật. Làm vắc xin cho đàn gà nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra. Kết quả thu được trình bày tại bảng 4.2

Bảng 4.2. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin

Nội dung công việc Số lượng (con) Kết quả (an toàn, khỏi, đạt) Số lượng (con) Tỉ lệ (%)

Tiêm phòng vắc xin 9992 An toàn

Cầu trùng 9985 9985 100 IB 4/91 9980 9980 100 ND 9980 9980 100 H5N1 9980 9980 100 Gumboro 9970 9970 100 ND nhắc lại 9961 9961 100

Qua bảng 4.2 cho thấy,các khâu vắc xin được tiến hành đầy đủ và đạt được kết quả cao,kết quả đạt được an toàn 100%.

Trong thời gian thực tập tại cơ sở chúng em đã tiến hành làm các loại vắc xin đầy đủ cho 9961 gà và đạt kết quả an toàn 100%.

4.2. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của gà

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà

Trong chăn nuôi muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh về khối lượng, cần phải phấn đấu đạt tỷ lệ nuôi sống cao. Tránh tình trạng con giống chết lẻ tẻ nhất là chết ở giai đoạn cuối làm tốn kém thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng làm thiệt hại về kinh tế. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao thì cần phải chọn lọc giống tốt cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình vệ sinh thú y phòng trừ dịch

bệnh, đảm bảo con giống phát huy tiềm năng sức sống của mình. Sức sống ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả chăn nuôi và giá thành sản phẩm nên nâng cao tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét khi nghiên cứu bất kỳ dòng, giống vật nuôi nào.

Vì đây là gà broiler mix thời gian nuôi chỉ 9 tuần là xuất bán. Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp nuôi hoàn thiện 1 đàn và nuôi dở 2 đàn.

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, theo dõi 5600 con/lứa mà em đã nuôi chọn vẹn từ úm gà đến xuất gà, em thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống gà tại cơ sở

Đơn vị (%)

Tuần tuổi Trong tuần(%) Cộng dồn(%)

Ss 100,00 100,00 1 98,16 98,16 2 99,54 97,71 3 99,98 97,58 4 99.94 97,53 5 99,96 97,5 6 99,94 97,44 7 99,98 97,42 8 99,94 97,37 9 99,92 97,30 10 100,00 97,30

Qua bảng 4.3. cho ta thấy tỷ lệ gà chết trong lứa không quá 3%. Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 10 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,30%. Do tỷ lệ gà chết trong giai đoạn sơ sinh đến 2 tuần tuổi là rất cao, một số nguyên nhân chính là do khâu chọn lọc loại chưa triệt để những con gà yếu ở

giai đoạn đầu và đến giai đoạn sau mới chết. Những con gà yếu không bị loại này có thể là nguồn mang trùng hoặc dễ mắc bệnh lây cho cả đàn, chúng sử dụng thức ăn làm tăng FCR nhưng giảm hiệu quả kinh tế.

Do thời tiết mùa đông lạnh, độ ẩm thấp, có sương và khí lạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm giảm sức đề kháng của gà, rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm.

Từ kết quả trên mỗi mùa vụ có ảnh hưởng nhất định tới chăn nuôi gà. Vì vậy cần hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng đó để chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.

Từ kết quả trên, quá trình chọn lọc loại gà yếu cần được thực hiện từ giai đoạn đầu, để hạn chế sự hao hụt thức ăn và giảm các nguồn lây bệnh trong chuồng nuôi.

4.2.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng của gà thịt

Khối lượng cơ thể gà qua từng tuần tuổi là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng, đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi xuất bán, phản ánh chất lượng giống và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi. Sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn và các chi phí khác, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Khối lượng cơ thể của gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số lượng, được hình thành bởi nhiều yếu tố di truyền. Sự biểu thị khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi sẽ nói lên khả năng sử dụng thức ăn và tích lũy chất dinh dưỡng ở các thời kỳ sinh trưởng của chúng, nó tăng dần tuần đầu cho đến khi kết thúc (giết thịt). Khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng đối với các giống gà chuyên thịt.

Trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu và khả năng thích nghi với môi trường.

Trên cơ sở thu thập số liệu thực tế qua các lần cân từ sơ sinh đến 10 tuần tuổi. Em thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà nuôi tại cơ sở

Đơn vị: g/con

Tuần tuổi Khối lượng (Gam/con)

SS 36 1 83 2 196 3 329 4 500 5 675 6 910 7 1140 8 1370 9 1620 10 1831

Qua bảng 4.4 cho thấy, giai đoạn từ sơ sinh đến 10 tuần tuổi khối lượng gà đều cao hơn so với khối lượng gà đạt theo tiêu chuẩn quy định của công ty ở các tuần tuổi trên. Việc khối lượng gà đạt theo tiêu chuẩn quy định công ty ở các tuần tuổi là do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tốt, hạn chế những tác động xấu nhất từ ngoại cảnh, giống đảm bảo tiêu chuẩn, thức ăn đảm bảo chất lượng và việc điều trị sớm đạt kết quả tốt đã giúp cho đàn gà sinh trưởng đều và khỏe mạnh.

4.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà tại cơ sở

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70% - 80% giá thành sản phẩm, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất. Như ta đã biết gia súc, gia

cầm sử dụng thức ăn để duy trì sự sống tạo ra sản phẩm, khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gia cầm phụ thuộc rất nhiều vào giống, điều kiện môi trường, phương pháp nuôi dưỡng và chất lượng thức ăn.

Bảng 4.5. Lượng thức ăn sử dụng cho đàn gà trong tuần

Đơn vị: kg

Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn

1 880 880 2 1760 2640 3 2680 5320 4 3360 8680 5 4080 12760 6 4920 17680 7 5520 23200 8 6160 29360 9 6680 36040 10 7160 43200

Qua bảng 4.5 nhận thấy được lượng thức ăn sử dụng cho gà tăng dần theo mỗi tuần tuổi. Đên tuần 10 lượng thức ăn của gà ăn khoảng 43200 kg.

Tiêu thụ thức ăn/kg tăng khối lượng

Lượng thức ăn hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc nuôi dưỡng nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất con giống.

Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan đến mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia cầm. Ngoài ra, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: Nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe, tính chất

khẩu phần ăn của con vật

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ chuyển hóa của khẩu phần ăn. Do đó tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi.

Trong chăn nuôi gà thịt mọi biện pháp kĩ thuật làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng đều đưa ra hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Kết quả theo dõi sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà

Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn

1 1,62 0,92 2 1,48 1,24 3 1,62 1,40 4 1,92 1,58 5 2,15 1,77 6 2,15 1,84 7 2,77 2,02 8 2,74 2,15 9 2,78 2,25 10 2,22 2,26

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, TTTĂ/kg tăng khối lượng cộng dồn của gà tại cơ sở ở 10 tuần tuổi hết 2.26kg

4.3. Kết quả điều trị bệnh trên gà

4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà thịt

Trong quá trình chăn nuôi, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới kết quả chăn nuôi như mùa vụ, môi trường nuôi, dịch bệnh, chế độ chăm sóc làm ảnh hưởng tới sức sản xuất và hiệu quả kinh tế.

Trong chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị …

Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng tại trại. Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu triệu chứng của bệnh chúng em tiến hành nhặt ra một ô riêng để chẩn đoán và điều trị. Tại trại chúng em thường gặp một số bệnh như CRD, E.coli. Qua quá trình quan sát em thấy gà có những biểu hiện điển hình như sau:

Bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra:

+ Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sốt, sổ mũi và khó thở. Sau một vài ngày gà ỉa chảy, phân lỏng có dịch nhày màu nâu, trắng, xanh, đôi khi lẫn máu rồi chết hàng loạt. Đôi khi gà có hiện tượng sưng khớp.

Bệnh do vi khuẩn CRD gây ra:

+ Gà thịt: xảy ra giữa 3 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E.Coli). Vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E.coli – CRD (C – CRD) với các triệu chứng: gà thở mạnh có âm ran, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc.

4.3.2. Hiệu quả điều trị bệnh trên gà thịt

Khi theo dõi gà, nếu phát hiện gà có những biểu hiện, triệu chứng bệnh, chúng em thường tiến hành điều trị toàn đàn theo phác đồ như sau:

Tên bệnh Tên thuốc Liều lượng Cách dung

E.coli Florfenicol 20% 1ml/10kgTT Cho uống

CRD Tylodox 1g/4 lít nước Cho uống

Trong quá trình điều trị, nhờ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh kịp thời nên kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đạt kết quả tốt. Sau 3 - 5 ngày điều trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực. Ăn, uống vận động dần trở lại bình thường. Sau 5 ngày, hầu hết biểu hiện của bệnh trên đàn gà không đáng kể. Kết quả điều trị bệnh được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh STT Tên bệnh Số gà điều trị bệnh (con) Thời gian điều trị (ngày) Số gà khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 E.coli 9961 5 9958 99,96 2 CRD 9961 5 9956 99,94

Qua bảng 4.7: cho thấy hiệu quả điều trị bệnh trên đàn gà đạt kết quả cao là CRD 99,96%, E.coli 99,94%.

Việc phát hiện sớm và sử dụng thuốc có hiệu quả trong điều trị khi gà nhiễm bệnh cho kết quả tốt. Một số con gà bị nhiễm nặng và thường bị ghép một số bệnh như E.coli ghép CDR…và những con yếu thường bị những con khỏe tranh thức ăn nước uống nên cơ thể yếu dẫn tới giảm sức đề kháng của gà nên kết quả điều trị kém và dẫn tới gà bị chết.

Trong chăn nuôi việc phòng và trị bệnh cho đàn gà là rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy, việc chăm sóc tốt cho đàn gà sẽ hạn chế nhưng ảnh hưởng xấu tới cơ thể gà nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh và chi phí thuốc thuốc điều trị để làm giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm để tăng hiệu quả kinh tế.

4.4. Kết quả các công tác khác

Ngoài công tác chăm sóc trực tiếp nuôi dưỡng gà em còn tham gia một số công tác khác như:

Bảng 4.8. Kết quả các cộng việc khác

STT Nội dung công việc Số lượt

1 Đi hỗ trợ trại bên cạnh làm vắc xin 5

2 Phát quang cỏ, vệ sinh xung quanh trại 20

3 Trồng một số cây ăn quả, cây bóng mát 5

4 Lắp đặt các thiết bị như lắp máng ăn, bóng đèn… 10

Trong quá trình thực tập hoạt động tại cơ sở nhờ những hoạt động này, đã giúp chúng em có cơ hội học hỏi sáng tạo trong công việc, tiếp thu và trau rồi được nhiều kiến thức, nâng cao năng lực bản thân, giúp em tự tin hơn về tay nghề của mình.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở, thực hiện quy chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh với đối tượng là gà broiler mix, theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín chúng em rút ra một số kết luận như sau:

- Công tác vệ sinh

Vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh mang nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omnicide định kì, pha với tỉ lệ 1/200.

Quy trình làm vắc xin, phòng bệnh cho đàn gà luôn được trại thực hiện đầy đủ, đúng kĩ thuật. Làm vắc xin cho đàn gà nhằm tạo ra trong cơ thể chúng

Một phần của tài liệu Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh trên đàn gà thương phâm tại trại gà, trần thế hanh, liễn sơn, lập thạch, vĩnh phúc (Trang 42)