CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO DOANH NGHIỆP THÀNH PHẦN

Một phần của tài liệu [123doc] - tinh-hinh-thuc-hien-chi-tieu-chi-phi-san-xuat-theo-yeu-to-va-tinh-hinh-thuc-hien-chi-tieu-gia-tri-san-xuat-theo-doanh-nghiep-thanh-phan (Trang 27 - 29)

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THEO DOANH NGHIỆP THÀNH PHẦN

I.Mục đích , ý nghĩa nghiên cứu. 1.Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá chung kết quả sản xuất của các doanh nghiệp thành phần và của toàn doanh nghiệp về mặt số lượng và chất lượng.

- Xác định được những doanh nghiệp điển hình hoặc thụt lùi trong quá trình phát triển.

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến số lượng và chất lượng sản xuất.

- Xác định các nguyên nhân và nguyên nhân cơ bản gây biến động các nhân tố. Chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là nguyên nhân chủ quan,đâu là nguyên nhân tích cực, đâu là nguyên nhân tiêu cực tác động đến giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thành phần và của toàn doanh nghiệp.

- Đề xuất các biện pháp và phương hướng nhằm khai thác triệt để và hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm cũng như xây dựng kế hoạch về kinh tế tài chính khác của doanh nghiệp , đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

2.Ý nghĩa nghiên cứu

Để một doanh nghiệp phát triển một cách chủ động và ổn định thì ngoài mảng thị trường việc đảm bảo và không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng của hoạt động sản xuất sản phẩm cung cấp dịch vụ là có ý nghĩa quyết định. Các chỉ tiêu về sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp luôn được xem là chỉ tiêu kinh tế trọng tâm, cơ bản và quan trọng. Vì vậy việc phân tích về tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả sản xuất ở doanh nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp. Nó luôn là một nội dung phân tích được đặc biệt chú trọng và thường xuyên tiến hành trong thực tế phân tích kinh tế doanh nghiệp. Chỉ có thông qua phân tích chỉ tiêu này doanh nghiệp mới có thể nhận thức được một cách tổng hợp về định hướng sản xuất, quy mô của các yếu tố, các điều kiện sản xuất cũng như thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực ấy. Qua phân tích để nhận thức về các tiềm năng doanh nghiệp liên quan đến tổ chức và quản lý sản xuất làm cơ sở cho những quyết định trong thời gian tới.

Mặt khác giá tri sản xuất của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thành phần. Như vậy thông qua việc phân tích giá trị sản xuất của

các doanh nghiệp. Cũng như thấy được những nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.Từ đó tiến hành phân tích đánh giá các nguyên nhân để đề ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao giá trị sản xuất cho toàn doanh nghiệp.

II.Phương trình kinh tế và đối tượng nghiên cứu 1.Phương trình kinh tế

ΣG= G1 + G2 + G3 + G4 + G5 + G6 + G7

Trong đó :

ΣG : tổng giá trị sản xuất theo công ty G1 : giá trị sản xuất của công ty 1 G2 : giá trị sản xuất của công ty 2 G3 : giá trị sản xuất của công ty 3 G4 : giá trị sản xuất của công ty 4 G5 : giá trị sản xuất của công ty 5 G6 : giá trị sản xuất của công ty 6 G7 : giá trị sản xuất của công ty 7

2.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc.

Trong đây thì đối tượng nghiên cứu là chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu giá trị sản xuất theo doanh nghiệp thành phần giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc:

ΔΣG = ΣG1 – ΣG0

Trong đó :

ΔΣG : là chênh lệch tuyệt đối của giá trị sản xuất theo thời gian.

ΣG1 : là tổng giá trị sản xuất ở kỳ nghiên cứu .

ΣG0 : là tổng giá trị sản xuất ở kỳ gốc.

III.Đánh giá chung

Nhìn chung qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất theo doanh nghiệp thành phần ta thấy hầu hết giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thành phần đều có sự biến động tăng làm cho tổng giá trị sản xuất của toàn doanh nghiệp tăng.

Từ bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất theo doanh nghiệp thành phần ở kỳ gốc đạt 656.526.558.000 đ ,đến kỳ nghiên cứu đã tăng lên là 777.973.700.000 đ tức là tăng

18,5 % tương ứng với một lượng là 121.447.142.000 đ so với kỳ gốc. Tổng giá trị sản xuất tăng lên là do giá trị sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp đều tăng.

Các doanh nghiệp được chia làm 2 nhóm: Nhóm doanh nghiệp tăng là công ty 2, công ty 3, công ty 4, công ty 5, công ty 6, và công ty 7. Trong đó công ty tăng nhiều nhất là công ty 4 với quy mô kỳ gốc đạt 34.336.339.000 đ chiếm 5,23 % tỷ trọng, đến kỳ nghiên cứu đạt 56.247.498.000 đ chiếm 7,23% tỷ trọng quy mô của kỳ nghiên cứu, tương ứng với tăng 63,81 % so với kỳ gốc, ảnh hưởng 3,34 % đến tổng giá trị sản xuất. Công ty tăng ít nhất là công ty 7 với quy mô kỳ gốc là 182.711.341.000 đ, chiếm 27,83% tỷ trọng ,đến kỳ nghiên cứu là 196.905.143.000 đ, chiếm 25,31% tỷ trọng quy mô kỳ nghiên, tức là tăng 7,77 % tương ứng với một lượng là 14.193.802.000 đ so với kỳ gốc, ảnh hưởng 2,16 % đến tổng giá trị sản xuất. Các công ty 2, công ty 3, công ty 5 và công ty 6 có mức tăng trung bình , ảnh hưởng đến tổng giá trị sản xuất lần lượt là 4,07 %; 3,35 %; 3,10 % và 3,30 %.

Nhóm doanh nghiệp giảm là công ty 1. Ở kỳ nghiên cứu đạt 49.479.127.000đ giảm 9,85% tương ứng giảm 5.406.493.000đ so với kỳ gốc, ảnh hưởng 0,82% đến tổng giá trị sản xuất.

Nhìn chung tình hình sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng.

Một phần của tài liệu [123doc] - tinh-hinh-thuc-hien-chi-tieu-chi-phi-san-xuat-theo-yeu-to-va-tinh-hinh-thuc-hien-chi-tieu-gia-tri-san-xuat-theo-doanh-nghiep-thanh-phan (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w