II/ Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang
1- xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý
1.2. Xây dựng chính sách giá cả
Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty.
Hiện nay giá cả của các sản phẩm căn cứ vào:
+ Đối với sản phẩm công ích:
- Giá thành sản xuất sản phẩm; - Số lượng hợp đồng của nhà nước.
+ Đối với sản phẩm kinh doanh:
- Giá thành sản xuất sản phẩm; - Mức thuế nhà nước quy định; - Nhu cầu sử dụng. Biểu số 13 BẢNG GIÁ CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM (Theo giá cố định) STT Tên sản phẩm (cho 1000 trang khổ 13x19) Năm 2003 Năm 2004(và những năm tới) Chênh lệch (%) + - 1 Báo các loại 80 đ 60đ - 25 2 Sách giáo khoa 80đ 60đ - 25 3 Tạp chí các loại 80đ 60đ - 25
4 Biểu mẫu các loại 80đ 60đ - 25
Hàng năm, căn cứ vào sự biến động của các yếu tố đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm đó và kế hoạch nhà nước giao Công ty xây dựng mức giá cho từng loại sản phẩm (sản phẩm công ích). Việc xác lập một chính sách giá cả hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu chiến lược kinh doanh đối với từng đối tượng khách hàng. Hiện nay giá bán các sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh với nhiều đối thủ vì vậy Công ty phải xây dựng được giá sản phẩm sao cho hợp lý, linh hoạt trong điều chỉnh giá khuyến khích cho hoạt động tiêu thụ nếu khách hàng đặt hàng với số lượng nhiều, ít, thanh toán nhanh hay chậm….Công ty và các cơ sở đều có chính sách như bán hàng trả chậm, có , chịu cước vận chuyển. Ngoài ra chính sách giá cả không tách rời với chính sách sản phẩm của Công ty đó là:
Thứ nhất: Đối với các sản phẩm công ích áp dụng theo khung giá nhà nước quy định.
Thứ hai: Đối với sản phẩm yêu cầu có kỹ thuật, chất lượng cao áp dụng mức giá cao.
Một điều đáng lưu ý là giá cả sản phẩm phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Do đó phải phân tích, lựa chọn nghiên cứu kỹ khi đặt giá, tránh bị ép giá thua thiệt trong cạnh tranh.