Phát động các phong trào thi đua phòng, chống đại dịch COVID-

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức phòng, chống dịch covid 19 của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 46 - 53)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Phát động các phong trào thi đua phòng, chống đại dịch COVID-

Nhà trường tổ chức phong trào thi đua với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhằm khợi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái động viên, lôi cuốn sinh viên tích cực, chủ động tham gia phòng, chống đại dịch Covid-19.

Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, đồng bộ từ công nhân viên chức đến sinh viên đang công tác, làm việc và học tập tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.

Nhà trường kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các mô hình tiêu biểu, những sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong các phòng, chống đại dịch Covid-19. Động viên khích lệ nhà giáo, người lao đông trong trường, sinh viên và các bậc phụ huynh nâng cao ý thức công dân, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống đại dịch COVID-19.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để nâng cao ý thức của sinh viên trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phòng chống dịch có hiệu quả thì các giải pháp phải được tiến đồng bộ. Thế nhưng những giải pháp ấy có đi vào thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực hay không, quan trọng nhất vẫn là ý thức của từng cá nhân sinh viên.

KẾT LUẬN

Công cuộc chống dịch Covid-19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người, nhất là thế hệ trẻ chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay

bắt buộc sinh viên chúng ta phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết, hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để chiến thắng bệnh dịch, đưa việc học tập trở lại bình thường. Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước. Ý thức ấy là gì, là từ những suy nghĩ, những việc làm tưởng chừng hết sức đơn giản như việc rửa tay hàng ngày bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra đường và đến nơi công cộng, khai báo y tế, thực hiện cách ly... nhưng lại vô cùng hiệu quả để chúng ta vẫn còn được vui sống mỗi ngày. Ý thức của mỗi người chính là niềm tin, là sự đồng lòng chung sức và cao hơn là trách nhiệm trước cộng đồng. Mối quan tâm đầu tiên hàng ngày của chúng ta trước tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, sự lo lắng vì dịch bệnh ngày càng gia tăng, xót xa trước những mất mát hoặc rơi nước mắt vì cảm động trước hình ảnh các nhân viên y tế chăm sóc người cách ly… để rồi tự thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ chính mình, người thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Công văn số 550/BGDDT-GDTC ngày 25/02/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Công văn số 696/BGDDT-GDTC ngày 4/03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những việc cần làm để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Công văn số 757/BGDDT-VP ngày 10/03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Công văn số 795/BGDDT-GDDH ngày 13/03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với đại dịch COVID-19.

5. Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2020. Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

6. Đặng Thị Thúy Hiền, Trần Hữu Tuấn, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đoàn Lê Diễm Hằng, Nguyễn Thị Phương Thảo. Các yếu tố rào cản trong việc học Online của sinh viên

7. Jiang F. Review of the Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). Journal of General Internal Medicine. 2020

PHIẾU KHẢO SÁT

1 Chỉ nghe loáng thoáng tên dịch bệnh 2 Biết chút ít

3 Có quan tâm và tìm hiểu thêm 4 Khác

Câu 2. COVID-19 nguy hiểm như thế nào? 1 Rất nguy hiểm

2 Hơi nguy hiểm 3 Không nguy hiểm 4 Không biết

Câu 3. COVID-19 lây truyền như thế nào?

1 Qua những giọt bắn ra từ những người bị bệnh 2 Qua không khí

3 Do tiếp xúc trực tiếp với người/động vật bị bệnh 4 Do chạm vào những vật dụng hoặc bề mặt mang

mầm bệnh 5 Do bị muỗi đốt

6 Do ăn những thực phẩm mang mầm bệnh 7 Do uống nước bẩn

8 Không biết

Câu 4. Bạn bảo vệ gia đình và bản thân trước COVID-19 như thế nào??

1 Rửa tay thường xuyên với dung dịch rửa tay chứa 70% cồn hoặc bằng xà phòng và nước trong vòng

20 giây.

2 Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi 3 Tránh tiếp xúc gần với người bị sốt và ho 4 Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng 6 Ở trong nhà

7 Tuân thủ các khuyến cáo của nhà nước để phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19

8 Sử dụng các bài thuốc thảo dược dân gian 9 Mang khẩu trang

10 Không biết 11 Khác

Câu 5. Bạn đã nhận được loại thông tin gì về COVID19? (Chọn một hoặc nhiều đáp án)?

1 Cách bảo vệ bản thân trước COVID-19 2 Các triệu chứng của Covid-19

3 Cách COVID-19 lây truyền

4 Những điều cần làm gì khi có các triệu chứng của Covid-19

5 Các rủi ro và biến chứng của COVID-19 6 Khác

Câu 6. Bạn lấy thông tin COVID-19 từ đâu? 1 Truyền hình

3 Nói chuyện với gia đình và bạn bè, thầy cô 4 Trang web hoặc trang tin trực tuyến 5 Mạng xã hội (như Facebook, Twitter,

YouTube, WhatsApp, Line) 6 Công cụ tìm kiếm (như Google) 7 Đài phát thanh

8 Nhân viên y tế cộng đồng 9 Các tổ chức đoàn thể

10 Các nguồn khác, cụ thể như:

Câu 7. Bạn tin tưởng vào những thông tin COVID-19 từ đâu?

1 Truyền hình 2 Báo in

3 Nói chuyện với gia đình và bạn bè, thầy cô 4 Trang web hoặc trang tin trực tuyến 5 Mạng xã hội (như Facebook, Twitter,

YouTube, WhatsApp, Line) 6 Công cụ tìm kiếm (như Google) 7 Đài phát thanh

8 Nhân viên y tế cộng đồng 9 Các tổ chức đoàn thể

10 Các nguồn khác, cụ thể như:

1 Không lo gì cả 2 Hơi lo lắng 3 Thực sự lo lắng

4 Ngoài lo lắng còn cảm giác sợ hãi

Câu 9. Bạn có cảm nhận dịch COVID-19 ở gần mình?

1 Tôi nghĩ tôi đã bị nhiễm bệnh

2 Tôi nghĩ trong số người quen của tôi có người nhiễm bệnh

3 Tôi nghĩ trong số những người quen với người quen của tôi có người nhiễm bệnh 4 Xung quanh không có vấn đề này

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức phòng, chống dịch covid 19 của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)