Một là, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nhận thức được sự cần thiết phải chuyển đổi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên tiến, phù hợp cho xuất khẩu
bền vững vào các thị trường lớn và khó tính trên thế giới.Theo báo cáo của nhóm
ngành dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư sâu vào các loại máy móc hiện đại như Công ty dệt Việt Thắng đầu tư máy văng sấy Monsforts, máy nhuộm liên tục, Công ty dệt Thắng Lợi, Công ty dệt 8 - 3 đầu tư máy in quay Stork, máy in phẳng Buser. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải cải thiện quy trình quản lý, thao tác
để giảm thiểu phế liệu và tăng năng suất lao động. Từ khi áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn, năng suất lao động của Công ty May 10 đã tăng 52%, tỷ lệ sản phẩm lỗi giảm 8%, giờ làm việc giảm 1 giờ/ngày và chi phí sản xuất giảm 5 - 10%/năm, trong khi thu nhập của người lao động tăng hơn 10%.
Hai là, nhấn mạnh vào việc xây dựng và củng cố hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là điều hết sức cần thiết. Nhiều doanh
nghiệp dệt may như Công ty May Việt Tiến, Công ty May 10, Công ty Scavi Việt Nam đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, quản lý môi trường ISO 14001, quản lý nội bộ, kiểm soát quá trình và thay đổi vật liệu trong sản xuất. Bằng cách đó, các doanh nghiệp sẽ có hệ thống quản lý tốt, hiệu quả về chi phí, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu phế liệu thải ra môi trường cũng như đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu.
Ba là, bên cạnh đầu tư vào các nhà máy, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên tiếp tục phát triển quan hệ đối tác và khai thác các thị
trường mới.Ví dụ, Công ty Cổ phần Tiến Đông không chỉ duy trì các khách hàng
truyền thống mà còn thâm nhập vào các thị trường mới với sản phẩm ít gặp phải sự cạnh tranh hơn như đồ mặc trượt tuyết, áo thun, đồ lót. Bên cạnh đó, Công ty May Thành Công với sự hỗ trợ lớn của cổ đông E - Land cũng hoạt động tích cực trong việc khai thác các thị trường mới và tập trung vào các chủng loại quần áo cao cấp để xuất khẩu sang Nhật Bản. Việc thiết kế và sản xuất các loại quần áo này đòi hỏi công nghệ tiến tiến, đặc biệt là khả năng kết hợp các loại sợi chất lượng cao theo nhiều cách khác nhau, do đó, lợi nhuận xuất khẩu khá đáng kể (khoảng 25%). Bằng cách này, công ty có thể tận dụng trang thiết bị hiện đại và chuẩn bị tham gia công đoạn giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị ngành dệt may.
Bốn là, doanh nghiệp cần ưu tiên xây dựng thương hiệu ngành dệt may
được khâu thiết kế chắc chắn sẽ tạo ra giá trị thặng dư cao. Đối với Công ty Việt Tiến, các sản phẩm như Việt Tiến, Vee Sendy, T-up và Vie Laross đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại tất cả các thị trường tiềm năng nhằm ngăn chặn hàng giả có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của công ty. Công ty May 10 cũng dành một phần doanh thu để xúc tiến phát triển thương hiệu. Công ty này đã đăng ký bản quyền nhãn hiệu hàng hoá vào năm 1992 và hiện có bộ phận chuyên tiếp thị, nghiên cứu thị trường, có nhãn "tem chống hàng giả" trong token và đặt "sợi chống hàng giả" trong sản phẩm. Đồng thời, công ty cũng có các tiêu chuẩn, đăng ký yêu cầu đối với từng sản phẩm, cam kết sản phẩm đáp ứng yêu cầu đặt ra, chuẩn hoá hình ảnh từ các đơn vị cho tới các đại lý, logo, nhãn hiệu và các ấn phẩm khác.