Một là, đối với sinh viên trường Đại học Ngoại thương nói riêng và sinh viên trên cả nước nói chung, tất cả mọi người đều phải không ngừng học hỏi và mở rộng tri thức của bản thân để có một nền tảng kiến thức vững vàng trên
nhiều khía cạnh khác nhau. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
hiện nay, việc am hiểu các loại máy móc, thiết bị hiện đại sẽ giúp nước ta bắt kịp xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đồng thời, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng nên thường xuyên cập nhật tình hình tin tức về các hàng rào phi thuế quan của các thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, từ đó, hình thành nên những ý tưởng độc đáo, mới lạ đưa ngành này của nước ta vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
Hai là, bên cạnh việc học tập các kiến thức chuyên môn, sinh viên nên trau dồi thêm các kỹ năng mềm cần thiết để không ngừng hoàn thiện bản thân
trong tương lai. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắc nghiệt của thị
như kỹ năng đàm phán, kỹ năng hoạch định kế hoạch, kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Thêm vào đó, ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong tiến trình hội nhập của bất kì quốc gia nào. Với khả năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo, sinh viên có thể trao đổi với các chuyên gia trong và ngoài nước để tìm hiểu thêm về những phương pháp, cách thức sản xuất hiệu quả của các doanh nghiệp dệt may. Thông qua đó, các bạn có thể giúp các nhà sản xuất trong nước cải thiện phần nào năng lực sản xuất của mình và đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của các đơn hàng quốc tế.
Ba là, sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề môi
trường và các vấn đề xã hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay.Khi
chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì cũng là lúc người tiêu dùng trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố con người cũng như an toàn sức khỏe của họ. Chính vì thế, hàng năm, có rất nhiều cuộc thi với mục tiêu liên kết các bài toán kinh tế với các bài toán xã hội đã thu hút được rất nhiều các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế trên cả nước tham dự. Thông qua các dự án lập ra, sinh viên sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn về những nhân tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các ngành nghề trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó có ngành dệt may Việt Nam.
Bốn là, việc nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên Việt Nam. Tất cả
mọi người cần nắm rõ những cương lĩnh, đường lối của Đảng và Nhà nước để có kế hoạch, định hướng phát triển phù hợp cho bản thân. Có như vậy, các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, mai này, mới có thể trở thành một người có ích và đóng góp được hết sức lực của mình cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
KẾT LUẬN
Mặc dù xu hướng tự do thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu nhưng trên thực tế, không một quốc gia nào gỡ bỏ hoàn toàn các công cụ phi thuế quan của mình. Vấn đề này đã đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam nói riêng, khi muốn chiếm lĩnh các thị trường tiềm năng thì phải nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua các rào cản thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi từ xây dựng cơ sở hạ tầng đến đào tạo nguồn nhân lực.
Trong phạm vi bài tiểu luận trên, chúng tôi đã làm rõ những ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đối với ngành hành HS61 và HS62 của Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như thực tiễn. Từ đây, chúng tôi đã đưa ra một số khuyến nghị dưới góc độ Chính phủ và doanh nghiệp để giúp nước ta khắc phục những khó khăn, đồng thời, đề cao vai trò của sinh viên trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bài tiểu luận vẫn còn có nhiều hạn chế. Đề tài không thể thống kê hoàn toàn đầy đủ các công cụ phi thuế quan của từng nước trong thương mại quốc tế và việc đưa ra giải pháp vẫn còn khá sơ sài. Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế thế giới luôn có nhiều biến động, các thông tin và số liệu thu thập được có thể còn thiếu sót cũng như chưa thể cập nhật được ở mức độ đầy đủ nhất.
Thông qua bài tiểu luận trên, chúng tôi mong muốn có thể góp một phần công sức nhỏ bé để cùng với những đề tài nghiên cứu chuyên sâu khác đưa ra một số khuyến nghị khắc phục các rào cản thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngành hàng HS62 và HS62 của Việt Nam trong bối cảnh mới.