Theo giáo sư kinh tế Geetanjali thuộc Học viện Kinh tế Ngoại thương Ấn Độ, Ấn Độ đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác tại châu Á. Ngoài những đối tác truyền thống phương Tây, nhằm tận dụng vai trò mậu dịch và đầu tư trên phạm vi toàn cầu đang tăng lên của khối ASEAN, Ấn Độ đã đề ra mục tiêu đạt được 2% kim ngạch mậu dịch toàn cầu, và để đạt được mục tiêu đó chúng tôi cần khai thác và thâm nhập nhiều thị trường mới.
“Châu Á là thị trường lớn đối với Ấn Độ” và “các nước ASEAN, tất nhiên là nhận ra được vị trí tiên phong của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và xuất khẩu dịch vụ nói chung”. Mối quan hệ Ấn Độ ASEAN có thể bổ sung cho nhau và tạo -
điều kiện cho các quốc gia trong tổ chức ASEAN nâng cao vai trò của mình trong các chính sách nội khối và chính sách đối ngoại ngoài khu vực.
Như vậy, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, chú trọng đến Đông Nam Á đã và đang tăng cường ảnh hưởng của Ấn Độ; từng bước nâng cao vị thế của một cường quốc Ấn Độ ở khu vực, cạnh tranh và tạo thế cân bằng tương đối trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản ở Đông Nam Á; tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á trong chiến dịch vận động giành ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như nâng cao vị trí hàng đầu của Ấn Độ trong phong trào không liên kết và hợp tác
Nam - Nam.
Năm 1995, Ấn Độ đã trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN. Năm 1996, Ấn Độ trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN, là khách mời danh dự chính thức các cuộc họp cấp cao ASEAN. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN Ấn Độ -
lần đầu tiên tổ chức ở Phnom- Pênh (Campuchia).
Tháng 11 - 2004, tại Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra ở Lào, Ấn Độ và ASEAN ký bản Kế hoạch “Đối tác vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng”, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ ASEAN Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, khoa học công nghệ, y tế -