Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu CASE STUDY 12 STARBUCKS COFFEE COMPANY STARBUCKS và CHIẾN lược PHÁT TRIỂN THÀNH CHUỖI cà PHÊ lớn NHẤT THẾ GIỚI (Trang 32 - 33)

I. Phân tích

1. Môi trường bên trong

1.1. Định nghĩa

 Môi trường bên trong: Là tập hợp các yếu tố bên trong tạo nên điều kiện hoạt động của tổ chức. Nhà quản lí có thể chủ động tạo ra hoặc thay đổi theo hướng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.

 Phân tích môi trường bên trong có nhiều cách tiếp cận:  Phân tích theo nguồn lực cơ bản

 Phân tích theo chức năng quản trị  Phân tích theo các lĩnh vực quản trị  Phân tích theo chuỗi giá trị,...

1.2. Môi trường bên trong của Starbucks:

Mô hình chuỗi giá trị theo các hoạt động cơ bản và hoạt động bổ trợ:

1.2.1. Hoạt động cơ bản:

 Hậu cần nội bộ: Không như các thương hiệu cà phê khác, Starbucks mua hạt cà phê trực tiếp từ người trồng, hãng đòi hỏi các đại lý công ty lựa chọn hạt cà phê sản xuất chủ yếu ở Châu Phi, đảm bảo tiêu chuẩn cà phê của hãng, thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp và tổ chức quản lý chuỗi cung ứng.

 Hoạt động sản xuất: Các hoạt động của Starbucks được tiến hành trên hơn 50 quốc gia theo 2 cách:

 Trực tiếp thành lập, quản lý

 Cấp phép với những điều kiện hết sức ngặt nghèo

Có 8870 đại lý được quản lý trực tiếp, trong khi 8139 cửa hàng hoạt động trên cơ sở liên doanh hoặc cấp phép ( Starbucks profile, online, 2011).

 Hậu cần đầu ra: Starbucks vẫn trung thành với hình thức bán hàng truyền thống thông qua đại lí của hãng và không thông qua bất kì trung gian nào, tuy nhiên từ khi phát triển dòng cà phê sản phẩm đóng gói 3 trong 1 mới, hãng bắt đầu phân phối sản phẩm này ra một số siêu thị lớn.

 Marketing và bán hàng: Starbucks hầu như không chi tiền cho quảng cáo (theo triết lí của hãng, mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng). Tuy nhiên, vẫn có một số chiến lược marketing nhất định liên quan đến các sản phẩm mới ở khu vực lân cận đại lí.

 Dịch vụ hậu mãi: cung cấp dịch vụ tuyệt hảo là một trong những trọng tâm của Starbucks, nó gần như là tôn chỉ của hãng, “ Dốc hết trái tim vì khách hàng” . Theo đó nhân viên được khuyến khích tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.2.2. Hoạt động bổ trợ:

 Cơ sở hạ tầng: bao gồm các hoạt động hỗ trợ chung như: lập kế hoạch, quản lí, tài chính, kế toán, hỗ trợ pháp lý và quan hệ chính phủ được yêu cầu để hỗ trợ công việc của toàn bộ chuỗi giá trị

 Quản trị nhân sự: Mặc dù một nửa trong số gần 150 nghìn nhân viên làm việc bán thời gian nhưng hãng luôn coi đây là nguồn tài nguyên quan trọng. Theo đó, một loạt các chương trình đào tạo được phát triển, hãng khuyến khích nhân viên của mình bằng cả giá trị hữu hình lẫn vô hình

 Nghiên cứu, phát triển: Hãng duy trì công nghệ tiên tiến với chi tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo sự đồng bộ của chất lượng sản phẩm và vẫn đem lại trải nghiệm mới cho khách hàng

 Hoạt động nhu cầu mua sắm: Hoạt động này chủ yếu liên quan đến việc mua sắm sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuất. Đối với Starbucks ở đây mua cà phê nguyên liệu, thức ăn tươi sống, máy móc, nhà xưởng và một số tài sản cố định khác. Hãng thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các nhà cung ứng của mình để hoạt động này được tiến hành trơn tru.

Một phần của tài liệu CASE STUDY 12 STARBUCKS COFFEE COMPANY STARBUCKS và CHIẾN lược PHÁT TRIỂN THÀNH CHUỖI cà PHÊ lớn NHẤT THẾ GIỚI (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)