Trở lại với sự ra đời của Chủ nghĩa Tối Giản, ta vẫn có thắc mắc tại sao người Nhật lại trở nên khiêm tốn như vậy, kể cả trong cách ứng xử và sự bày trí của họ trong ngôi nhà của mình. Câu trả lời đó là vì sức mạnh không thể tha thứ của thiên tai - hỏa hoạn, sóng thần, động đất - khiến việc sở hữu nhiều thứ quá mức là không thực tế. Hơn nữa, ở thời Edo, luật pháp cấm thường dân phô trương sự giàu có của mình bằng tài sản, nhằm hạn chế việc tích lũy của họ. Như đã nhắc đến ở trên, sự ra đời của Wabi-Sabi đã ảnh hưởng đến lối sống Nhật Bản như một lời tuyên bố chống lại trường phái xa hoa tô vẽ của cảnh giới Shogun. Trong phần lớn lịch sử của mình, Nhật Bản bị ngăn cách với phần còn lại của thế giới bởi các vùng biển xung quanh và chính sách biệt lập
được chính phủ thời kỳ phong kiến được thực thi nghiêm ngặt. Suốt hàng thế kỷ bị cô lập ấy đã tạo ra một nền văn hóa độc nhất.
Minh họa hữu ích cho trường hợp này đó là nếu so sánh các nền văn hóa với nhau, thì người Mỹ dường như bị ám ảnh bởi sự lạc quan. Kể từ nhỏ, họ đã được dạy để tiếp cận cuộc sống với một thái độ tích cực, sẵn sàng mạo hiểm để làm mọi thứ. Trẻ con ở Mỹ được nuôi dạy để nhìn vào mặt sáng của vấn đề và rằng nếu chúng nghĩ về những điều tốt, thì chúng sẽ thu hút được những điều tích cực vào cuộc sống. Văn hóa của người Nhật thì chấp nhận một cách tiếp cận thực tế hơn. Rằng cuộc sống không bao giờ hoàn hảo. Sẽ luôn có những thử thách, và nếu như bạn có tâm thế chờ đợi để lên kế hoặch phòng ngự, thì chúng sẽ không khiến bạn bị ngạc nhiên. Trong văn hóa Nhật Bản, họ được dạy để chấp nhận những khó khăn với sự đồng cảm và chánh niệm. Có một cụm từ
mono no aware được dịch ra là “những thứ bệnh hoạn”. Cũng giống như wabi- sabi, nó đề cập đến sự ngắn ngủi của cuộc sống. Có một nỗi buồn nhẹ trong ý
này , đó là sự than khóc hay đau buồn về bản chất phù du của cuộc sống, và trong văn hóa Nhật Bản nó được chấp nhận như là một thực tiễn hơn là một thứ gì đó để chống lại. Mono no aware được xem như việc nhìn nhận mọi thứ giống với bản chất vốn có của nó. Thi thoảng chúng là những điều tốt đẹp, và cũng thi thoảng chúng sẽ trở nên tồi tệ. Nếu như không có bóng tối thì ánh sáng sẽ không thể tồn tại. Mono no aware dạy chúng ta rằng khi những chuyện không tốt xảy ra theo một cách không lường trước được, thì đó là cơ hội để chúng ta rèn luyện sự đồng cảm và lòng trắc ẩn cho người khác. Từ đó ta dễ dàng nhận ra môi trường địa lý tác động đến hành vi và tinh thần của con người như thế nào. Thực tế là, không vì vậy mà ta có thể dễ dàng đánh đồng rằng các quốc gia thuộc phạm vi Châu Á nói chung và Đông Á nói riêng đều như nhau. Có thể nói sự khắc khổ đã hình thành nên niềm tin của con người ở xứ sở hoa anh đào này, tinh thần đoàn kết trong tập thể, sự dũng cảm của mỗi cá nhân luôn vực dậy sau nỗi đau, mất mát vốn là thứ mà họ mãi mãi tự hào. Thực tế mỗi người dân Nhật Bản trước kia từng là người sống tối giản. Mỗi người đều chỉ có hai đến ba bộ quần áo nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ. Người Nhật trước
đây cũng chẳng giữ đến 10 bộ quần áo làm gì cả. Khi di chuyển thì họ luôn đi bộ, nhà ở thì đơn giản, thoải mái và cũng không phải là nơi ở ổn định (hạn chế về thiên tai). Mặt khác, người Nhật Bản luôn xây mới, làm mới lại nhà cửa. Thông thường, người đảm nhận công việc nội trợ tại gia đều dành phần lớn thời gian trong ngày (và hằng ngày) để dọn dẹp nhà cửa, thay đổi vị trí nội thất trong nhà để tạo một không khí mới mẻ, hơn là chỉ bao gồm việc giặt giũ và chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong gia đình. Đó cũng là một trong những lý do tại sao khi nhìn vào một căn nhà truyền thống ở đất nước này, nó luôn tạo cho bạn cảm giác bản chất con người Nhật rất tươm tất, ngăn nắp, quy củ. Với phong cách đó, dáng vẻ đó chẳng phải là lối sống tối giản hay sao? Chính lối sống này cũng đã ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Nhật, nét văn hóa tối giản.