Tinh thần Tối Giả nở Nhật Bản thời hiện đại

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn các nền văn MINH NHÂN LOẠI đề tài TINH THẦN MINIMALISM của NGƯỜI NHẬT (Trang 31 - 35)

Không lấy làm ngạc nhiên khi chủ nghĩa tối giản đã trở thành một lối sống đầy hấp dẫn, thu hút một lượng lớn người theo đuổi nó. Người chống tư bản muốn giảm tiêu dùng, người bảo vệ môi trường cố gắng giảm lãng phí. Chủ nghĩa tối giản đã phát triển từ một phong trào nghệ thuật phương Tây thành một lựa chọn để thay đổi phong cách sống. Mục đích chính cho việc tận dụng chủ nghĩa tối giản này là nó như một công cụ để đạt được những mục tiêu riêng của bản thân. Về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật tối giản mang đến một hình thức vẻ đẹp tinh khiết cao. Nó cũng có thể được coi là đại diện cho những phẩm chất như sự thật vì nó không giả vờ là bất cứ điều gì khác ngoài những gì nó vốn có được thể hiện qua sự trật tự, đơn giản và hài hòa. Thách thức các cấu trúc hiện có để chế tạo, phổ biến và cho rằng tầm quan trọng của đối tượng nghệ thuật được đặt không đúng chỗ và dẫn đến một thế giới nghệ thuật cứng nhắc và tinh hoa mà chỉ những người có đặc quyền mới có thể thưởng thức. Chủ nghĩa tối giản là một

cách để tránh những điều không cần thiết để tập trung vào những gì thực sự quan trọng, những gì mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, những gì mang lại cho chúng ta niềm vui và giá trị. Khả năng của người Nhật trong việc tìm ra vẻ đẹp trong những điều nhỏ nhặt đã trở nên nổi tiếng trên thế giới. Trong nghệ thuật cũng vậy, người Nhật luôn được mến mộ như là những người thầy của Chủ nghĩa Tối Giản. Để hiểu được vẻ đẹp thuần túy xuất phát từ sự giản dị mà trừu tượng như vậy, ta cần phải mở khóa được hai khả năng nhạy cảm quan trọng của người Nhật: sự đánh giá cao đối với đồ vật và giá trị của sự trống rỗng.

Từ sự ảnh hưởng bởi các nhân vật truyền cảm hứng lối sống Nhật Bản như Marie Kondo, Fumio Sasaki, Candice Kumai là một dấu hiệu tích cực cho thấy rằng Tối Giản đã vượt ra khỏi khuôn khổ của mình và nhận được sự hưởng ứng tốt đẹp của một lượng lớn người theo dõi trên phạm vi toàn cầu. Cuốn sách bán chạy nhất của Marie Kondo Điều kỳ diệu trong việc dọn dẹp - The life- changing magic of cleaning up - và show truyền hình được phát sóng trên Netflix của cô ấy “Hãy dọn dẹp cùng Marie Kondo” đã khơi dậy nguồn cảm hứng toàn cầu trong việc dọn dẹp và cả trong thiết kế nội thất, được lôi cuốn chủ yếu bởi một sự khẳng định duy nhất: hãy có ít đồ dùng hơn. Trừ khi một đồ vật mà bạn dành nhiều tình cảm (“khơi nguồn niềm vui,” như Kondo nói), thì nó rõ ràng không có giá trị gì và nên bị vứt bỏ. Sắp xếp lại ngôi nhà của bạn, và bạn sẽ làm sáng tỏ suy nghĩ của mình. Đối với nguồn hàng sản xuất của người Nhật giờ đây đã có giá trị tương đương với độ chính xác cũng như chất lượng tỉ mỉ. Những thương hiệu của Nhật như Muji và Uniqlo đã có được sự thành công khi tiến đến thị trường quốc tế với thương hiệu tối giản và những sản phẩm đơn giản mà chất lượng.

Ta đều biết áp lực vòng xoay cuộc sống ở Nhật Bản rất lớn, tỉ lệ người tự tử hằng năm được thống kê đứng hàng đầu thế giới, nhưng nhờ vào khả năng vận dụng tinh thần Zen vào các hoạt động sống thì phần lớn người dân ở xứ sở Phù Tang luôn có thể điềm tĩnh và dung hòa hầu như mọi thứ. Những loại hình nghệ thuật nổi tiếng có liên hệ với tinh thần Zen có thể kể tên như: trà đạo, cắm

hoa ikebana, thơ ca, xếp giấy origami,... Khi thực hiện các hoạt động trên, người dân Nhật Bản đều thực hiện một cách rất thuần thục, theo trình tư, thuận tự nhiên, nhẹ nhàng, không khiên cưỡng. Điều quan trọng là họ không đặt nặng thành quả cho ra, thay vào đó, họ xem trọng những trải nghiệm trên hành trình kiến tạo ra những sản phẩm. Trên một chặng đường gian nan, họ dành tâm huyết cho những cơ hội được rèn tâm, luyện ý chí hơn là đích đến. Một thái độ sống khiêm nhường, đức độ và đầy ý nghĩa ấy giúp con người nơi đây trở nên văn minh hơn, khiến họ có ý thức và mang trong mình đầy trách nhiệm với những điều xảy ra trong cuộc sống.

Nếu nhắc đến một trong những người đồng sáng lập của công ty Apple, bạn sẽ nghĩ ngay đến Steve Jobs. Và ông thì có liên hệ gì với văn hóa sống tối giản của Nhật, đúng chứ? Có thể bạn không biết, Steve là một tín đồ của Phật giáo Thiền tông Nhật Bản. Vào những năm ở thập niên 70 tại San Francisco, khi mà trào lưu Thiền định Zen (Zen Buddhism) bắt đầu nở rộ, Ông đã gặp được Shunryu Suzuki, tác giả của cuốn sách mang tư tưởng đột phá “Zen Mind, Begginers Mind”, và bắt kịp được với sự hướng dẫn, chỉ dạy của một trong những học trò của Suzuki, Kobun Otogawa - một nhà sư theo trường phái thiền Soto. Việc thực hành thiền định một cách thường xuyên đã khuyến khích sự hình thành hiểu biết của Jobs về quá trình xây dựng tinh thần của chính ông. Jobs cảm nhận được sự cộng hưởng với Zen đến mức ta có thể dễ dàng nhận ra sự ảnh hưởng của nó trên những thiết kế của ông. Không chỉ định hình tinh thần Zen trên góc nhìn thẩm mỹ mà Jobs có một cam kết mạnh mẽ, nó đã giúp ông hiểu về nhu cầu của khách hàng. “Ông đã khẳng định rằng thử thách của ông không phải là đưa cho họ những gì họ muốn; mà là đưa cho họ những gì mà họ không nghĩ là sẽ cần.” - Người viết tiểu sử của Jobs, Walter Isaacson chỉ ra.

Trong Khảo sát “State of Create: 2016” của công ty phần mềm Adobe, Nhật Bản - quê hương của Zen - được đánh giá là quốc gia sáng tạo nhất thế giới. Rõ ràng, Steve Jobs không phải là người duy nhất tìm thấy nguồn cảm hứng ở Nhật Bản.

Sự chu đáo của người Nhật đối với lịch sử và tương lai của các đồ vật thể hiện ở một trong những bí ẩn lớn nhất đối với du khách Nhật Bản: các đường phố của đô thị Tokyo. Người dân Jaded ở New York từ lâu đã quen với lớp bụi bẩn và rác rưởi bao phủ khắp các đường phố ở Manhattan và không nao núng khi nhìn thấy những tờ báo bị vứt bỏ ngổn ngang hoặc đống bánh quy còn sót lại từ một quầy hàng bị lật úp. Tuy nhiên, nếu cơn gió thổi qua một trong những thùng tái chế hiếm hoi của Tokyo, bạn sẽ thấy một số người qua đường vội vàng đặt lại nắp và nhặt những chiếc lon vào đúng vị trí bên trong thùng.

Trong bối cảnh của một nền văn hóa tiêu dùng hào nhoáng, hiện đại, chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản vẫn tồn tại trong một cảm giác mềm mại đối với cái đẹp và một sự lưu tâm đối với những đồ vật bình thường mà bạn khó có thể nhận ra nếu không tìm nó. Đồng thời, đó là một cảm nhận đã ăn sâu vào cách nuôi dạy của người Nhật và trong việc hình thành các không gian ở Nhật Bản mà khi biết đến nó, không thể bỏ qua. Việc duy trì nguyên vẹn các cơ sở công cộng và đường phố. Quy trình xử lý chất thải nghiêm ngặt, cụ thể. Công nghệ tối ưu hóa thiết kế sự thuận tiện tự động cho tất cả các mục đích sử dụng có thể của các thiết bị gia dụng, chẳng hạn như đèn với màu sắc và độ sáng có thể tùy chỉnh và tự động làm sạch, nhà vệ sinh tự động mở với nhiều cấp độ xả, cả hai đều là tiêu chuẩn ở Nhật Bản.

Thiết kế đơn giản, khiêm tốn của phòng gian Nhật Bản truyền thống và sử dụng không gian siêu hiệu quả ở Nhật Bản hiện đại. Với ý thức rằng tất cả các đồ vật đều có lịch sử, địa điểm và mục đích cụ thể, và chúng nên được thiết kế và chăm sóc theo đó, xuyên suốt văn hóa Nhật Bản, và đó là một trong những báu vật độc đáo khiến Nhật

Bản hiện đại trở nên xinh đẹp như một nơi nó vốn dĩ luôn như thế.

Thông qua lịch sử văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ của quốc gia, việc sử dụng có tâm các đồ vật và không gian đã lan tỏa đến tính cách của người Nhật từ bao đời nay. Tinh thần chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản do đó đã khắc sâu vào người Nhật bởi môi trường xung quanh họ ngay từ khi mới sinh ra. Đối với những Phật tử Thiền tông ngày xưa, sự đơn giản này thể hiện sự thuần khiết

của một tâm hồn khiêm tốn trên hành trình giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của thế gian. Đối với người Nhật hiện đại,

nó có nghĩa là cả một nền kinh tế tổ chức cho phép tập trung và chất lượng công việc cũng như sự sạch sẽ cho phép chúng ta cảm thấy như ở nhà và thư giãn.

Với một loạt các khái niệm có nguồn gốc từ Thiền Tông Nhật Bản như: Zen, Ma, Wabi-Sabi đã được nhiều người biết đến với bản chất tối giản vốn có trong nhiều Thiết kế của Nhật Bản đã nhắc ở phần trên. Đi cùng là số lượng người theo Phật giáo gần như cao nhất thế giới nên không lấy làm lạ gì khi văn hóa Thiền tông ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống Nhật Bản, thậm chí góp phần xây dựng nên tính cách của người dân nơi đây. Văn hóa Nhật thấm nhuần tinh thần Thiền tông, từ các hoạt động nghệ thuật: trà đạo, thơ cả, hội họa, võ đạo,... cho đến các hoạt động đời thường như ăn uống, nghỉ ngơi và cả trong kinh doanh. Vòng tròn Zen là biểu tượng của Thiền tông Nhật Bản, nên có thể nói tinh thần Zen, cũng chính là tinh thần Thiền Tông, là tinh hoa của văn hóa Nhật. Tinh thần Zen như nói đến ở phần trên ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực kiến trúc, bởi nó xuất phát từ nghệ thuật sống đã thấm nhuần vào truyền thống văn hóa của người Nhật suốt hàng ngàn năm qua. Không chỉ đơn thuần là ngồi thiền một cách yên lặng mà ẩn bên trong là một lối sống cân bằng, ung dung, làm những việc hàng ngày một cách tự nhiên, không gò bó, gượng ép, không suy nghĩ bi quan, sống ích kỷ, tham lam. Sống theo tinh thần Zen đồng nghĩa với việc sống chậm lại, biến các thách thức khó khăn trở nên dễ dàng hơn. Một số người khác thực hành lối sống thiền Phật giáo, tin rằng việc khai sáng tâm linh nằm ở việc giải phóng bản thân khỏi ham muốn vật chất và những suy nghĩ ích kỷ. Vậy hướng đi dễ dàng nhất để làm điều này là gì? Sống khiêm nhường và giữ khoảng cách với tài sản của bạn. Không phải ai trong chúng ta đều có thể trở thành một tu sĩ Phật giáo Thiền tông, nhưng ta có thể lấy cảm hứng từ giáo lý của họ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn các nền văn MINH NHÂN LOẠI đề tài TINH THẦN MINIMALISM của NGƯỜI NHẬT (Trang 31 - 35)