Xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU cá TRA VIỆT NAM SANG mỹ (Trang 43 - 50)

7. Đánh giá các cơ hội, thách thức và đề xuất các biện pháp thúc đẩy xuất

7.3.xuất các biện pháp

Các nhóm biện pháp này gồm: Nhóm biện pháp tác động vào phía cung; nhóm biện pháp tác động vào phía cầu; nhóm biện pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu.

Nhóm biện pháp tác động vào phía cung: Tập trung vào thúc đẩy sản

xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng.

- Về phía Nhà nước và cơ quan ban ngành có liên quan:

Chính phủ cần có sự quan tâm, can thiệp sâu và hiệu quả hơn nữa đến vấn đề cước phí vận tải quốc tế để tránh đứt gãy xuất khẩu, giúp doanh nghiệp cá tra chủ động trong kế hoạch sản xuất xuất khẩu năm 2022.

Để có thể xuất khẩu thủy sản mà đặc biệt là cá tra một cách bền vững, với giá xuất khẩu được cải thiện, Bộ NN&PTNT cần đẩy mạnh việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường. Cụ thể: Nghiên cứu giải pháp để phát triển mạnh sản xuất giống cá tra, nhất là giống có khả năng kháng bệnh, chấm dứt hiện tượng có tạp chất và dư lượng kháng sinh trong sản xuất thủy sản nói chung và cá tra nói riêng; nghiên cứu áp dụng việc kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cả các lô hàng cá tra xuất khẩu, bảo đảm uy tín cho cá tra của Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng cần có chính sách bình ổn giá thực ăn chăn nuôi để người nuôi cá tra vẫn có thể cầm cự trong thời gian khó khăn phục hồi hậu COVID-19.

Các Bộ TN&MT, Tài chính, KH&CN xem xét lại một số quy định về kiểm tra, xem xét lại các quy định về thuế nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý về việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý đối với cá tra xuất khẩu của Việt Nam và Chương trình thanh tra cá da trơn vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS). Chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, động thái của Hoa Kỳ liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ mức dư lượng các hoạt chất đối với thủy sản nhập khẩu.

Thêm vào đó, trong thời kỳ khó khăn này, các doanh nghiệp lẫn người nuôi cá tra thiếu hụt về vốn do không tiêu thụ được hàng hóa, khó thu hồi vốn cũng như khó xoay vòng sản xuất. Từ đó, dẫn đến việc trả lãi suất ngân hàng cũng trở thành một “gánh nặng” so với trước đây. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều thông tư yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chèo chống qua giai đoạn ứng phó dịch bệnh COVID-19, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được giảm lãi suất, một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra chỉ được giảm từ 0,5-1% lãi suất. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra, giám sát, xem xét giảm lãi suất tới 2% mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn phục hồi khó khăn hiện nay.

Các địa phương cũng cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra điều kiện tại các cơ sở giống, cá tra thương phẩm, tập huấn phổ biến thông tin, kiểm tra xử lý vi phạm… ; vận động các doanh nghiệp chế biến cá tra quan tâm xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ, gắn kết với cơ sở nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình thực hiện sản xuất.

- Về phía doanh nghiệp:

Để có thể duy trì và khôi phục ngành sản xuất cá tra, cung ứng nguyên liệu kịp thời cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu, thì khâu sản xuất con giống và cá tra thương phẩm phải được giữ vững. Các doanh nghiệp cần tập trung duy trì sản xuất, cải thiện chất lượng con giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi trường để đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường. Cụ thể, cần tăng cường công tác đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và nâng tỷ trọng sản

phẩm giá trị gia tăng; quản trị sản xuất tốt và áp dụng các biện pháp để giảm giá thành trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra.

Các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện chương trình quản lý chất lượng ASC, đặc biệt là hệ thống truy xuất nguồn gốc, khai báo xuất xứ cá tra xuất khẩu theo quy định của Mỹ; kiểm soát chặt chẽ tạp chất, hạn chế sử dụng phụ gia theo quy định hiện hành; các yếu tố gian lận thương mại làm mất uy tín của cá tra Việt Nam.

Các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu, quan tâm đến vấn đề nhãn mác, lập kế hoạch bài bản từ việc thay đổi bao bì, marketing,… để đưa thương hiệu cá tra Việt Nam đến gần hơn với người Mỹ và bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong các khâu này cũng phải được đảm bảo liên thông để người sản xuất cá tra xoay vòng con cá, gối đầu theo các vụ. Những người làm giống và thu hoạch cá giống, đội ngũ thu mua chưa được tiêm vaccine, nhiễm COVID-19 khiến doanh nghiệp thiếu lực lượng công nhân thu hoạch cá giống vì vậy doanh nghiệp cần tiêm vaccine rộng rãi cho lực lượng lao động để vừa đảm bảo chống dịch vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, xuất khẩu.

Nhóm biện pháp tác động vào phía cầu: Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định.

- Về phía Nhà nước và cơ quan ban ngành có liên quan:

Để ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, những biện pháp bảo hộ quá mức, không phù hợp với cam kết quốc tế, gây khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường cơ chế cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp để chủ động phòng tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện được nước ngoài khởi động, giải thích và đấu tranh từ giai đoạn điều tra để giảm thiểu tác động bất lợi của biện pháp cuối cùng; hướng dẫn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đấu tranh và khởi kiện ra cơ chế giải quyết tranh chấp của

WTO các sắc thuế phòng vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ bất hợp lý, vi phạm quy định của WTO.

Trước mắt, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam giải quyết các tranh chấp với Mỹ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cá tra Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng cần đề nghị Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu việc bổ sung kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại bởi kinh phí như hiện nay là quá hạn hẹp, không tương xứng với kim ngạch xuất khẩu cũng như tiềm năng xuất khẩu của nước ta và thua xa các nước trong khu vực.

- Về phía doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp chế biến cần chuẩn bị tốt nội lực để tận dụng hơn nữa cơ hội xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ và lợi thế từ thuế và các chính sách liên quan để tiếp tục duy trì vị trí số 1 của mình.

Nhóm biện pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu tổ

chức hoạt động xuất khẩu.

Bộ Công Thương cần chú trọng công tác cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, để triển khai Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành 4 Nghị định quy định chi tiết về hoạt động xuất xứ hàng hóa, thương mại biên giới, phòng vệ thương mại và các biện pháp hỗ trợ hoạt động ngoại thương. Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (thay thế Nghị định số 187/2013/NĐ-CP) hiện đang được trình Chính phủ xem xét trước khi ban hành.

Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT định kỳ 6 tháng một lần phát hành Báo cáo đánh giá thị trường nông, thủy sản, trong đó đưa ra những thông tin, dự báo và đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả, thị trường của một số thủy sản xuất khẩu chính trong đó có cá tra để doanh nghiệp và người dân có thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu.

Bộ Công Thương cũng cần đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì nghiên cứu biện pháp giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong khâu thanh toán tại thị trường Mỹ để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này; Tiếp tục xem xét, áp dụng các biện pháp để giảm lãi suất cho vay ngắn hạn; tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, về quy trình, thủ tục hồ sơ vay vốn.

UBND các tỉnh, thành phố có cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế cần rà soát lại các loại phí và mức phí thu vào hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng xuất khẩu, để tiếp tục giảm phí cho doanh nghiệp.

Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau nhiều năm hình thành phát triển, ngành cá tra Việt Nam có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng trường cao đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất thủy sản nước. Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra trở thành ngành kinh tế chiến lược, đóng góp lớn cho phát triển ngành thủy sản nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung đặc biệt vùng Đồng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng chuỗi liên kết nâng cao suất, chất lượng sản phẩm, ngành cá tra Việt Nam dần khẳng định vị thị trường nội địa và thế giới. Mỹ là thị trường lớn trong xuất khẩu cá tra của Việt Nam, mặc dù Việt Nam có cơ hội sản xuất cá tra sang thị trường Mỹ mà không vướng bất cứ rào cản phi thuế quan nào song đây cũng là thị trường khó tính với nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt. Các quy định về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm của mặt hàng cá tra khi xuất khẩu sang thị trường này đều phải được đảm bảo tuân thủ. Bên cạnh đó, Mỹ có lệnh áp thuế chống bán phá giá lên cá tra Việt Nam nhiều năm qua. Vì vậy để thuận lợi xuất khẩu cá tra vào Mỹ cần khắc phục các hạn chế trong ảnh hưởng của dịch covid – 19, nạn cạnh tranh không lành mạnh và các rào cản thương mại, kỹ thuật. Bên cạnh đó nhà nước, các cơ quan ban ngành cùng với các doanh nghiệp cần có những biện pháp tác động vào phía cung và cầu; các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, tác động vào khâu tổ chức xuất khẩu, kết nối giữa cung và cầu.

Tài liệu tham khảo

1. VNS, Ngành cá tra Việt Nam ngày càng có nhiều đối thủ trên thị trường thế giới, từ https://foodexpo.vn/vi/nganh-ca-tra-viet-nam-ngay-cang-co-nhieu- doi-thu-tren-thi-truong-the-gioi.html

2. Nhận định thị trường cá tra tháng 1/2022 toàn cảnh xuất khẩu cá tra 2021 và dự báo 2022, từ https://vasep.com.vn/video/ca-tra-khang-dinh-chat-

luong/nhan-dinh-thi-truong-ca-tra-thang-1-2022-toan-canh-xk-ca-tra-2021- va-du-bao-2022-d1713.html

3. Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè, Bức tranh sản xuất xuất khẩu cá tra năm 2021 và dự báo năm 2022, từ https://vasep.com.vn/san-pham-xuat- khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/buc-tranh-san-xuat-xuat-khau-ca-tra-nam-2021- va-du-bao-nam-2022-23550.html

4. Uyên Đào , Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao, 21/10/2021, từ https://tepbac.com/tin-tuc/full/ca-tra-banladesh-van-vuong-chuan-asc-tai-sao- 32799.html

5. Con tôm con cá tra ở Mỹ, từhttps://ndh.vn/hang-hoa/con-tom-con-ca-tra-viet- nam-o-my-ky-i-1280888.html

6. Lý do cá tra chưa được tiêu dùng phổ biến tại thị trường nội địa, từ https://bnews.vn/ly-do-ca-tra-chua-duoc-tieu-dung-pho-bien-tai-thi-truong- noi-dia/142213.html

7. Tổng quan ngành cá tra, từ https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca- tra/tong-quan-nganh-ca-tra

8. Ngành hang cá tra hướng tới xuất khẩu trên 1,6 tỷ USD năm nay, từ https://www.vietnamplus.vn/nganh-hang-ca-tra-huong-toi-xuat-khau-tren-16- ty-usd-nam-nay/774953.vnp

9. Xuất khẩu cá tra đang hồi sinh ở nhiều thị trường lớn, từ https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/ca-tra/xuat-nhap-khau/xuat-khau- ca-tra-dang-hoi-sinh-o-nhieu-thi-truong-lon-24071.html

10.Thêm 1 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra được hưởng thuế chống bán phá giá 0%, từ < https://thanhnien.vn/them-1-doanh-nghiep-xuat-khau-ca-tra-duoc- huong-thue-chong-ban-pha-gia-0-post1441602.html>

11.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 40% trong quý đầu năm 2022, từ https://vneconomy.vn/kim-ngach-xuat-khau-thuy-san-tang-40-trong-quy-dau- nam-2022.html

12.Thị trường cá tra “rộng cửa” năm 2022, từ https://chongbanphagia.vn/thi- truong-ca-tra-rong-cua-nam-2022-n24419.html

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU cá TRA VIỆT NAM SANG mỹ (Trang 43 - 50)