Tín dụng nông thôn và các dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM KỂ TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI KINH TẾ ĐẾN NAY (Trang 28 - 31)

Cùng với quá trình chuyển đổi snag nền kinh tế theo hướng thị trường, Việt Nam đã thực hiện những cuộc cải cách căn bản trong hệ thống tài chính và ngân hàng. Hệ thống tài chính một cấp trước đây đã trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp với sự thành lập của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Gần đây, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho nông thôn Việt Nam bao gồm Ngân hàng cho người nghèo Việt Nam (VBP), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), và Quỹ tín dụng Nhân dân (PCF). Mục tiêu của hệ thống này là:

(i) Đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp:

(ii) Tăng cường công nghệ sau thu hoạch, xuất khẩu nông nghiệp; (iii) Đa dạng hoá nông nghiệp;

(iv) Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn;

(v) Những mục tiêu khác có liên quan đến người nghèo, giảm tác động của thiên tai...

VBARD có hơn 2600 chi nhánh trên khắp đất nước. Tuy nhiên, hoạt động củaVBARD có liên quan chặt chẽ tới hệ thống thông tin liên lạc và thường đặt trụ sở ở các trung tâm. Điều này có ý nghĩa là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, nông dân rất khó có thể tiếp cận đượcvới hệ thống tín dụng chính thứcvới lãi suất cao. Nhìn chung, theo dự toán, chỉ khoảng 1/3 số nông dân trong nước có thể tiếp cận được với vốn của các tổ chức tài chính Chính phủ. Hơn nữa, cả VBARD và PCF đều có xu hướng thiên về cung cấp tín dụng của nông hộ giàu có.

Trong năm 1996, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng người nghèo (VBP). Với mục tiêu cung cấp vốn vay lãi suất ưu đãi cho những nông hộ nghèo và giúp đỡ cho các hoạt động xoá đói giảm nghèo. Hoạt động của Ngân hàng người nghèo không phải để kiếm lợi nhuận mà để giúp người nghèo vay vốn với những điều kiện ưu đãi như: không cần vật thế chấp và với lãi suất thấp.

Bảng 3: Vốn vay của VBARD (triệu đồng) 1994 1997 Tỉ lệ tăng

1994-1997 (%) Tổng 10752 20559 91

Nông nghiệp 8064 13980 73 Sản xuất nông nghiệp

Ngắn hạn 5161 6931 34 Dài hạn 1291 2435 89 Kinh doanh nông nghiệp

Ngắn hạn 1290 3414 165 Dài hạn 322 1199 272

Nguồn: MARD. 1998.

Vốn vay VBARD cho ngành nông nghiệp đã tăng nhanh chóng, khoảng 73% trong giai đoạn từ 1994 đến 1997. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ tăng trưởng vốn vay cho sản xuất nông nghiệp là 34% vốn ngắn là 89% vốn vay dài hạn. Nhu cầu vốn của kinh doanh nông nghiệp cũng tăng nhanh. Kết quả là vốn kinh doanh nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, 165% đối với vay ngắn hạn và 272% đối với vay dài hạn trong thời gian từ 1994 - 1997. Có thể nhận thấy rằng dư nợ dài hạn của VBARD cho thấy nhu cầu cao đối với loại vốn này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, KIẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM KỂ TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI KINH TẾ ĐẾN NAY (Trang 28 - 31)