0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM KỂ TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI KINH TẾ ĐẾN NAY (Trang 31 -32 )

Trong quá trình đổi mới trước đây (trước năm 2000), các chính sách chủ yếu nhằm tháo bỏ các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung như: chính sách đất đai, tự do hóa thương mại, chuyển từ quản lý sản xuất tập thể sang sản xuất hộ gia đình… mở ra nhiều cơ hội lựa chọn và trao quyền cho nông dân. Những thách thức của tình hình mới đang yêu cầu Nhà nước ta chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Chiến lược phát triển của giai đoạn mới cần chuyển sang xây dựng các chính sách và thể chế để tạo điều kiện cho người sản xuất, kinh doang ra quyết định một cách có hiệu quả, tăng cường năng lực và điều kiện để họ thực hiện quyết định của mình.

Điều đó được thể hiện rõ qua các mục tiêu cụ thể sau:

- Tiếp tục khẳng định rõ vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Do không thể tích lũy tái sản xuất mở rộng nhờ tích tụ tài nguyên, lại chỉ dựa trên kỹ thuật sản xuất thô sơ, nông dân cần có sự tiếp sức từ bên ngoài để tạo cú hích khẳng định làm ra giá trị gia tăng. Tùy hoàn cảnh từng nước, mà quy mô nguồn kinh phí có thể rất to lớn.

- Nâng cao mức thu nhập trung bình và khả năng tích lũy của hộ nông dân. - Tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa Nhà nước và nông dân.

- Phải tìm ra và khơi dậy những động lực, những nguyện vọng và lợi ích chính đáng, thiết than của nông dân để khai thác được nội lực khổng lồ trong dân.

- Phải mở được đúng “cánh cửa quan hệ sản xuất” thích hợp, giao vai trò lịch sử cho chủ thể mới ở nông thôn – phát triển hợp tác hóa, phát triển nông trại, phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM KỂ TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI KINH TẾ ĐẾN NAY (Trang 31 -32 )

×