Xuất chiến lược marketing

Một phần của tài liệu Bản kế hoạch marketing 2022 cho sản phẩm mì hảo hảo của công ty cổ phần acecook việt nam (Trang 30 - 34)

7.1. Ma trận GE

7.1.1. Sức hấp dẫn của ngành

− Quy mô thị trường:

Theo số liệu trong Báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), trong năm 2020, cả thế giới đã tiêu thụ 116,5 tỷ gói mì, tăng 10 tỷ gói so với năm trước, tương đương mức tăng 9,47%. Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) chỉ ra thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt ở khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 56,45% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu trong năm 2020. Tiếp đến là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines Malaysia, chiếm 25,24%.

• Trong đó, top các nước đứng đầu trong danh sách tiêu thị mì ăn liền lần lượt là Trung Quốc/Hong Kong (46,35 tỷ gói), Indonesi (12,46 tỷ gói), Việt Nam (7,03 tỷ gói), Ấn Độ (6,7 tỷ gói), Nhật Bản (5,97 tỷ gói) …;

• Như vậy, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tổng sản lượng tiêu thụ mì ăn liền trong năm 2020. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, lượng mì gói tiêu thụ năm 2020 đã tăng 5,43 tỷ gói so với năm 2019, xấp xỉ 30%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất thế giới, xếp sau đó là Phillipines (tăng 16%), Brazil (tăng 11%), Trung Quốc (tăng 11,8%);

• Nếu tính theo bình quân đầu người, mỗi người Việt Nam tiêu thị khoảng 72 gói mì/năm, xếp thứ 2 thế giới (sau Hàn Quốc). Con số này trong năm 2019 chỉ là 57 gói/năm.Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tăng 67%.

• Báo cáo nghiên cứu thị trường của Facts and Factors cho hay, năm 2020 doanh thu của mì ăn liền toàn cầu là 45,67 tỷ USD, đến năm 2026 dự kiến tăng lên 73,55 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình dự kiến đạt 6%/năm.

Acecook Việt Nam, công ty chủ quản của thương hiệu mì Hảo Hảo, dẫn đầu với doanh thu gần 12.000 tỷ đồng trong năm 2020. Theo thông tin từ tờ Nikkei năm 2019, Acecook có kế hoạch tăng doanh số bán mì ly tại Việt Nam lên khoảng 350 triệu phần vào năm 2022, gấp đôi so với 2017. Với diễn biến dịch Covid-19 trong thời gian qua, kế hoạch của ông lớn này có lẽ sẽ sớm cán mốc đề ra.

• Về thị phần, theo dữ liệu của Nhịp sống kinh tế, Acecook Việt Nam cùng với Masan Consumer, Uniben, Asia Foods đang là 4 cái tên chiếm lĩnh thị trường khi nắm giữ gần 88% về sản lượng và 84% về doanh thu. Theo số liệu thống kê mới nhất, Acecook hiện đang chiếm 51,4% thị phần mỳ ăn liền toàn quốc. Trong đó mỳ Hảo Hảo chiếm đến 60% sản lượng toàn công ty.

Trong đó, Acecook luôn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường và giữ khoảng cách khá xa so với các doanh nghiệp còn lại. Năm 2019, Acecook giữ vị trí quán quân, ghi nhận doanh thu thuần khổng lồ 10.648 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 1.660 tỷ đồng. Doanh thu của Acecook tăng trưởng trung bình 8.2% từ năm 2017-2020. Trong năm 2020, doanh thu thuần đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 8.3% so với năm 2019 với lợi nhuận sau thuế là 1.892 tỷ đồng, tăng 14.0% so với năm 2019.Doanh thu tháng 3/2020 của Acecook tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng 2/2020.

− Cường độ cạnh tranh:

• Trong những năm gần đây, Acecook Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về doanh thu. Trong khi Masan có được động lực to lớn từ sự cộng hưởng cùng hệ thống siêu thị/cửa hàng tiện ích VinMart. Cả hai doanh nghiệp đang dần bỏ xa các đối thủ còn lại trong cuộc chiến mì gói;

• Thị trường mì gói Việt Nam được thống lĩnh bởi 5 ông lớn, trong đó dẫn đầu là Acecook (Hảo Hảo) với doanh thu năm ngoái hơn 11.500 tỷ đồng. Xếp thứ hai, Masan (Omachi, Kokomi) có màn bức tốc mạnh mẽ năm ngoái đạt mức doanh thu gần 6.900 tỷ đồng. Ba cái tên còn lại gồm nhóm Asia Food (Gấu đỏ) doanh thu hơn 5.700 tỷ đồng, Uniben (3 Miền) doanh thu hơn 3.000 tỷ đồng và Vifon hơn 3.100 tỷ đồng; • Trên thị trường mì ăn liền có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh gay gắt với mì hảo hảo

trong đó có sản phẩm mì của đối thủ cạnh tranh, có sản phẩm của công ty ví dụ như sản phẩm mì tiến vua, ômachi của MASAN group, mi cung đình, mì mummum, mì tử tuyệt, mì dimdim của MICOEM, mì ngon ngon, mì tử quý 100, mi hoàng gia của VIFON hay mì gấu đỏ, mì hello của ASIAFOODS;

• Trong 10 năm qua, vị thế của Acecook bị lung lay đáng kể với sự vươn lên của các nhà sản xuất khác. Trước năm 2010, công ty này nắm hơn 50% thị phần mì theo giá trị, hiện chỉ còn hơn 1/3 (theo Nielsen);

• Tuy nhiên, Acecook vẫn tăng trưởng tốt về doanh thu và có được hiệu quả hoạt động cao.

7.1.2. Sức mạnh của doanh nghiệp

Năm 2019, Acecook giữ vị trí quán quân, ghi nhận doanh thu thuần khổng lồ 10.648 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 1.660 tỷ đồng. Trong năm 2020, doanh thu thuần đạt 11.531 tỷ đồng, tăng 8.3% so với năm 2019 với lợi nhuận sau thuế là 1.892 tỷ đồng, tăng 14.0% so với năm 2019. Doanh thu tháng 3/2020 của Acecook tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng 2/2020.

Với tình hình tài chính này, cổ phiếu của Acecook vẫn luôn giữ ở mức ổn định và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Acecook Việt Nam có 7 chi nhánh và 10 nhà máy trên toàn quốc với quy mô đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, chi phí khoảng 50 triệu USD/nhà máy, công suất sản xuất lên tới 2,5 tỉ gói/năm. Hệ thống hơn 300 đại lý phân phối trên khắp cả nước, chưa kể hàng chục văn phòng đại diện ở nước ngoài. Acecook Việt Nam hoàn toàn đáp ứng hiệu quả nhu cầu ẩm thực của người tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng như mì ăn liền, sợi gạo ăn liền, miến ăn liền... Công nghệ sản xuất bằng máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn nhật bản.

Công ty có một đội ngũ nhiệt tình, trẻ và giàu kinh nghiệm trong ngành. Năm 2015 sau 20 năm hình thành và phát triển, Acecook trở thành cái tên nổi tiếng nhất trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam và thời điểm đó công ty có tổng cộng hơn 5000 nhân viên tâm huyết luôn nỗ lực làm việc để mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đa dạng, hương vị thơm ngon, chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Hàng năm, Acecook đưa ra các chương trình khuyến mãi với nhiều phần thưởng hấp dẫn khi mua các sản phẩm của Acecook, đi kèm là các câu slogan rất thú vị, có vần để khách hàng đọc một lần là thấy dễ nhớ, thích thú: “Ăn Hảo Hảo giàu điên đảo”, “Tết phú quý rinh quà như ý”, “Ăn mì Acecook trúng quà hạnh phúc”. Ngoài ra hoạt động truyền thông Marketing của công ty được thể hiện thông qua việc tài trợ cho các chương trình nhân đạo, các hoạt động xã hội. Một hoạt động truyền thông Marketing

nữa vô cùng độc đáo của Acecook đó chính là mở cửa nhà máy để người tiêu dùng có thể tham quan. Hàng năm, nhà máy của Acecook đón một lượng khách tham quan lớn ước tính khoảng 10.000 người mỗi năm, hoạt động này nhằm giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn hệ thống dây chuyền, quy trình nhà máy để sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như giúp khách hàng hiểu rõ và an tâm hơn về nguồn gốc của các sản phẩm mì ăn liền của Acecook. Nhờ đó giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng. Mỗi ngày, doanh nghiệp này có thể sản xuất 400.000 – 450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12 – 13 triệu gói mỳ. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền đã được người Việt tiêu thụ trong năm 2020, con số này tăng đáng kể so với 5.4 tỷ gói mì năm 2019. Theo Kantar Worldpanel thống kê trong năm 2019, Hảo Hảo là 1 trong 4 nhãn hiệu mì gói nằm lọt top 10 nhãn hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn, và là nhãn hiệu mì gói duy nhất được người tiêu dùng thành thị bình chọn. Acecook cũng nỗ lực đưa Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

7.1.3. Ma trận GE

7.2. Đề xuất chiến lược marketing

Vị thế của Acecook là người dẫn đầu thị trường

=> chiến lược Acecook theo đuổi năm 2022 là bảo vệ thị phần.

− Vào những ngày Tết năm 2022, Acecook đề ra chiến dịch “Tết Covid – Siết gần nhau” để đề cao tình cảm gia đình, sự sum vầy của các thành viên, của những đứa con đi làm xa quê sau một năm đầy biến cố của dịch Covid thể hiện thông điệp tết là để yêu thương để sum vầy;

− Chiến dịch "lấp lũ cùng Hảo Hảo" trong đợt lũ lụt từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 11 cùng năm. Acecook cũng có những hoạt động hỗ trợ người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Cụ thể, Acecook đã phối hợp cùng chính quyền các địa phương tiến hành trao tặng những thùng mì Hảo Hảo đến các hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái với mong muốn chia sẻ phần nào những khó khăn ban đầu cùng bà con sau cơn bão.

Điểm mạnh kinh

Một phần của tài liệu Bản kế hoạch marketing 2022 cho sản phẩm mì hảo hảo của công ty cổ phần acecook việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)