Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác xây

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 63 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác xây

ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Ngoài những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện Ninh Hải trong thời gian qua còn nổi lên những hạn chế, khuyết điểm sau:

- Về công tác đánh giá cán bộ:

Tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cán bộ chưa được xác định rõ. Tính đấu tranh tự phê bình và phê bình còn nhiều hạn chế, tình trạng nể nang, né tránh vẫn còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Quy trình đánh giá cán bộ tuy được thực hiện qua nhiều khâu, nhiều cấp nhưng một số thủ tục còn hình thức, nhất là việc lấy ý kiến nhận xét đánh giá của cấp uỷ địa phương nơi cư trú chưa phản ánh thực chất về phẩm chất đạo đức và lối sống của cán bộ, đảng viên; công tác quản lý cán bộ ở một

số địa phương còn thiếu chặt chẽ nên trong đánh giá cán bộ thiếu chiều sâu, nhất là đánh giá về nhận thức quan điểm, khả năng triển vọng của cán bộ.

Trong đánh giá cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu nhiều nơi chưa thực chất, chưa làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; chưa lấy hiệu quả công việc, sản phẩm đầu ra làm thước đo, chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc có nơi còn hình thức, chưa được chú trọng.

- Về công tác quy hoạch:

Đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện hiện nay đa số trẻ tuổi, có kiến thức, trình độ học vấn cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, chậm được phát hiện và bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở.

Việc tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số tuy có quan tâm nhưng chưa nhiều. Một số địa phương xây dựng quy hoạch còn cục bộ, chưa quan tâm quy hoạch ngoài cơ quan, đơn vị, địa phương, chưa quan tâm đánh giá sâu kỹ về khả năng, triển vọng của cán bộ đưa vào quy hoạch, do vậy tính khả thi của quy hoạch còn hạn chế. Chất lượng cán bộ được quy hoạch ở một số nơi chưa đồng đều; việc rà soát, thẩm định chưa được quan tâm đúng mức; một số nơi số lượng cán bộ quy hoạch nhiều nhưng lựa chọn nhân sự để giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vẫn khó khăn.

- Về công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ:

Công tác bổ nhiệm cán bộ vẫn có tình trạng đúng quy trình nhưng không đúng người, đúng việc; việc lấy phiếu tín nhiệm trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử một số trường hợp chưa phản ánh đúng thực chất. Chất lượng tham mưu của cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ còn hạn chế, chưa nắm chắc đội ngũ cán bộ; chưa mạnh dạn, kịp thời tham mưu để thay thế những

cán bộ năng lực, uy tín hạn chế, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác luân chuyển cán bộ, còn có sự nhầm lẫn giữa luân chuyển với điều động, bố trí sắp xếp cán bộ; việc trang bị kiến thức về công tác xây dựng đảng, QLNN, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ trước khi luân chuyển còn hạn chế, thiếu chủ động. Việc theo dõi, nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển chưa thường xuyên, kịp thời; chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển còn bất cập, chưa đảm bảo động viên đối với cán bộ luân chuyển.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; một số trường hợp đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ nên còn tình trạng lãng phí, hình thức. Nhận thức của một bộ phận CBCC còn hạn chế, chưa có ý thức tự học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vẫn còn tình trạng chạy theo bằng cấp, ngại học, lười học LLCT, thích học tại chức, ngại học tập trung. Quản lý và kiểm tra chế độ học tập của CBCC có lúc, có nơi chưa được thực hiện. Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học, cao cấp LLCT còn thấp (sau đại học chiếm 5,6%; Cao cấp LLCT chiếm 29,1%). Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở đã có nhiều cố gắng song chưa đạt yêu cầu, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn cao (có trình độ đại học chiếm 100%, được bồi dưỡng QLNN đạt 100%) nhưng khả năng xử lý công việc chưa đồng đều. Một ít đồng chí chưa được đào tạo cơ bản, có hệ thống về kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Thiếu tư duy nhạy bén, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dẫn đến bất cập trong xử lý công việc, nhất là những tình huống mới phát sinh từ thực tiễn.

- Về thực hiện các chế độ, chính sách: Chính sách hỗ trợ cán bộ học tập nâng cao trình độ tuy đã được quan tâm tại Quyết định 40/2019/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định một

số nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, nhưng các mức hỗ trợ còn thấp so với thực tế, nên chưa tạo động lực cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tự đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Các chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần, thu hút người tài chỉ chủ yếu tập trung cho lĩnh vực y tế và giáo dục, chưa có chính sách thu hút người tài về công tác và giữ chức vụ chủ chốt cấp cơ sở.

- Về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát:

Công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và công tác cán bộ mới chỉ chú trọng kiểm tra, giám sát theo đoàn, theo đợt, chưa chú trọng kiểm tra, giám sát thường xuyên. Một số nội dung, quy trình, phương pháp kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ chậm đổi mới, thiếu chiều sâu; chưa kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ làm công tác kiểm tra ở các cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Vẫn còn một bộ phận cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, quan liêu, lãng phí, hách dịch, sách nhiễu Nhân dân. Tư tưởng cục bộ, bè phái, ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan nhiều nơi còn buông lỏng, để xảy ra tình trạng cán bộ đi làm muộn, về sớm. Việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở chưa nghiêm. Tình trạng lãng phí tài sản Nhà nước, lãng phí thời gian công sở có khắc phục nhưng vẫn còn.

- Nguyên nhân hạn chế + Nguyên nhân khách quan

Mặc dù Đảng đã có chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, nhưng một số chủ trương chưa đồng bộ, chưa được cụ thể hóa kịp thời nên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn và lúng túng. Nguồn lực đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng còn ít nên có phần hạn chế chất lượng đội ngũ cán bộ.

thân và gia đình ở mức trung bình, vì thế vẫn còn một số cán bộ làm việc thêm bên ngoài, chưa toàn tâm, toàn ý đem hết khả năng và sự hiểu biết của mình phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng vặt, tiêu cực trong cán bộ; làm cản trở công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nói riêng và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cấp cơ sở nói chung.

+ Nguyên nhân chủ quan

Khả năng tư duy, dự báo và đánh giá đúng tình hình của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn hạn chế nên ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; mặt trái của nền KTTT cùng với cuộc cách mạng KH - CN 4.0 chưa được nhận định và tiếp thu đầy đủ. Công tác nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên có lúc chưa kịp thời cho nên vẫn còn xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số cấp ủy.

Việc cụ thể hóa các chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác cán bộ còn chậm hoặc đôi lúc chưa quán triệt sâu đến cơ sở, sự phối kết hợp giữa cơ quan đảng với chính quyền trong công tác cán bộ chưa chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ, việc tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chưa thường xuyên. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ có lúc, có nơi chưa đúng thực chất do còn hình thức, nể nang. Trong bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng đôi lúc chưa thật sự công tâm, khách quan, chưa dựa vào quy hoạch, năng lực, sở trường, hoàn cảnh cụ thể của cán bộ.

Một số Đảng ủy cơ sở và người đứng đầu chưa thật sự coi trọng công tác cán bộ nên vẫn để xảy ra tình trạng thiếu hụt cán bộ nguồn; chưa chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một số cán bộ chưa chịu khó tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, song sự phê bình của tập thể cấp ủy chưa kịp thời, chưa nghiêm khắc nên dẫn đến vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; hiện tượng chuyên quyền, độc

đoán, vi phạm đạo đức vẫn xảy ra. Đội ngũ tham mưu về công tác cán bộ cấp cơ sở chưa thật sự nắm vững và chủ động thực hiện các khâu trong công tác cán bộ, còn chờ đợi sự hỗ trợ của cấp ủy cấp trên.

Từng CBCC cấp cơ sở ý thức nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện vươn lên còn hạn chế. Một số đồng chí cấp ủy còn ỷ lại vào kinh nghiệm, lười học LLCT, nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên nên trong xử lý công việc đôi lúc còn theo cảm tính, chưa được Nhân dân tín nhiệm cao; chưa xây dựng được tác phong, lề lối làm việc khoa học nên chưa có giải pháp tốt nhất lãnh đạo CBCC thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)