CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU DÙNG Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI
3.1 Tác động của dịch bệnh covid-19
Cho đến thời điểm hiện tại có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các lĩnh vực đời sống, trong đó có Giáo dục, mà đặc biệt là mảng Du học quốc tế.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp dù cho hầu hết dân số các nước đã được tiêm vaccine phòng ngừa, trong vòng 1 năm trở lại đây thế giới ghi nhận hàng triệu ca nhiễm mới, trong khi đó ở Châu Á con số này là trên 500.000 ca/ngày; ở Châu Âu lên tới trên 700.000 ca/ngày chia làm nhiều đợt dịch.
Có thể thấy tác động của dịch đối với các khu vực trên thế giới là khác nhau: mặc dù dịch được kiểm soát tốt ở các nước châu Âu, một số hoạt động đã trở lại bình thường nhờ tỷ lệ tiêm chủng. Đối với các nước Châu Âu, ở bên kia Đại Tây Dương, đặc biệt là Hoa Kỳ, dịch bùng phát vẫn rất phức tạp, và Hoa Kỳ vẫn là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong đó số ca nhiễm đã vượt ngưỡng 84 triệu và cho đến nay, hơn 1 triệu ca tử vong.
3.1.1 Tác động của dịch bệnh tới du học Mỹ
Mỹ là quốc gia có nhiều du học sinh nhất trên thế giới, với khoảng 1.076 triệu sinh viên quốc tế theo học tại các trường Đại học trên khắp đất nước trong năm học 2019-2020.
Tại Việt Nam, du học sinh sang Mỹ cũng chiếm tỉ lệ đông nhất với hơn 24000 sinh viên.
Tại Mỹ, theo khảo sát do 10 tổ chức giáo dục bậc ĐH tiến hành tại 700 trường cuối năm 2020, số lượng SV quốc tế đăng ký nhập học kỳ mùa thu năm ngoái giảm 16%. Số liệu thống kê này bao gồm cả SV quốc tế học trực tuyến ở trong và ngoài nước Mỹ. Số SV quốc tế đăng ký và theo học ở Mỹ giảm hẳn bởi tình trạng đại dịch diễn biến liên tục tại đây khiến các em buộc phải thay đổi kế hoạch và tạm bỏ ý định học tại Mỹ.
Theo thống kê của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ ngày 16.11.2020, số SV quốc tế đăng ký nhập học năm học 2019 - 2020 ở Mỹ đã giảm 0,6%, đây cũng là năm thứ tư liên tiếp số SV quốc tế đăng ký học ở Mỹ giảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, chẳng hạn như sự chậm trễ hoặc bị từ chối trong việc cấp visa, chính sách nhập cư hạn chế của cựu Tổng thống Donald Trump hay sự cạnh tranh từ các trường đại học ở các nước khác. Tuy nhiên, COVID-19 vẫn được coi là nguyên nhân chính làm cho số lượng sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ sụt giảm trong thời gian qua. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến du học sinh phải cân nhắc lại quyết định du học Mỹ. Họ có thể quyết định tiếp tục đi du học, hoặc học tại một trường trong nước trong 1-2 năm, đợi cho đến khi dịch bệnh thuyên giảm trước khi sang Hoa Kỳ du học, hoặc chọn một trường đại học ở một quốc gia khác, nơi an toàn hơn trong thời kỳ dịch bệnh.
3.1.2 Tác động của dịch bệnh tới du học Australia
Trước đại dịch, Úc là điểm đến hàng đầu thứ ba của SV quốc tế, sau Mỹ và Vương quốc Anh, theo dữ liệu của Liên Hiệp Quốc. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2018, 27% SV theo học bậc ĐH ở Úc là đến từ nước ngoài.
Theo thống kê của các trường ĐH tại Úc, các trường đã cắt giảm hơn 17.000 việc làm.
Doanh thu hoạt động của các trường đã giảm 4,9% trong năm 2020 và dự kiến sẽ giảm thêm 5,5% trong năm 2021. Trả lời trong một bài báo, Paul Duldig, Giám đốc điều hành tại ĐH Quốc gia Úc ở thủ đô Canberra, cho biết trường ước tính học phí thu được từ SV quốc tế đã giảm khoảng 30% trong năm ngoái.
Theo số liệu của Cục Thống kê Úc (ASB), lệnh cấm sinh viên (SV) quốc tế nhập cảnh
vào Úc đã khiến nước này thiệt hại gần 9 tỉ AUD (7 tỉ USD) trong năm 2020. Cũng theo ASB, trong năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu giáo dục của Úc, bao gồm học phí cũng như chi tiêu của SV quốc tế cho ăn ở, đi lại, quần áo, giải trí và các nhu cầu khác là 31,5 tỉ AUD, giảm so với mức cao kỷ lục 40,3 tỉ AUD của năm 2019. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng khi trong một cuộc họp báo năm 2020, chủ tịch Đại học Quốc gia Úc, Julie Bishop cho biết trường bà dự tính sẽ giảm khoảng 40% doanh thu trong các năm học tiếp theo. Nền kinh tế Úc sẽ phải đối mặt với thiệt hại khoảng từ 30-60 tỉ USD trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2023 vì những ảnh hưởng của COVID-19 lên giáo dục quốc tế.
3.1.3 Tác động của dịch bệnh tới các nước Châu Âu
Châu Âu là một trong hai khu vực có nền giáo dục phát triển bậc nhất trên thế giới, với những trường đại học lâu đời và danh giá nhất trên thế giới. Giáo dục quốc tế là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng trong cơ cấu dịch vụ của châu Âu. Chính vì vậy, trước những tác động của đại dịch COVID-19, các nước EU đã thúc đẩy việc cấp visa cho du học sinh quốc tế để cải thiện tình trạng giảm sút sinh viên đăng ký nhập học trong năm học 2021.
Tại Đức, theo thông tin từ tổ chức DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst German Academic Exchange Service – Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức), DAAD tạm thời dừng các chương trình cấp học bổng do dịch Covid-19 kéo dài tại nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là Đức. Trong thời điểm này, DAAD đã đưa ra các đề nghị để đảm bảo nhà tài trợ được đưa vào danh sách chuẩn bị khủng hoảng của Bộ Ngoại giao Liên bang, bất kể quốc gia nơi họ đặt trụ sở. DAAD cũng đang yêu cầu những người đã trở lại Đức trong thời gian này tạm thời hủy đăng ký, và lượt khỏi danh sách chuẩn bị khủng hoảng của Bộ Ngoại giao Liêng bang.
Tổ chức DAAD cũng cho biết đại dịch do Virus Corona gây ra ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Các trường đại học cũng bị ảnh hưởng ồ ạt: lịch học đã bị hoãn hoặc hủy, các thư viện và nhà ăn đóng cửa, khuôn viên – giống như hầu hết mọi nơi trong cuộc sống công cộng – vô cùng mỏng manh. Kế hoạch học tập của nhiều sinh viên bị ảnh hưởng. Nguồn thu nhập từ các công việc làm thêm cũng không còn. Điều này có thể lý giải cho sự sụt giảm lên tới 400.000 trong số lượng sinh viên quốc tế ở Đức vào năm 2021, theo nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục đại học đăng trên Study-in-Germany.org.
Tại Tây Ban Nha, đại dịch COVID-19 khiến số lượng đơn xin nhập học giảm mạnh từ 64.992 năm 2019 xuống 5.669 trong sáu tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, mặc dù ban bố tình trạng khẩn cấp, việc cấp phép cho sinh viên theo học tiếp tục được yêu cầu và chấp nhận. Tây Ban Nha đã nhận tổng cộng 13.777 đơn xin cấp visa học tập trong quý 1 và quý 2 năm 2020, trong khi con số này của năm 2019 là 92.306, theo số liệu của EMN Spain.
Tại Bồ Đào Nha, số lượng sinh viên quốc tế đặng kỷ giảm từ 5-10% so với năm 2019, mặc dù số đơn đăng ký dự kiến tập trung vào học kỳ 2.
Tại Hà Lan, một khảo sát định kỳ của Tổ chức Studyportals năm 2020 cho biết trong số 850 sinh viên có dự định đi du học, 40% hiện đang có ý định thay đổi dự định của mình
vì COVID-19. Con số này thực tế đã tăng 9% so với con số tương ứng được công bố vào năm 2019: khi đó chỉ 31% số người được hỏi có ý định thay đổi quyết định du học của mình.
Hơn một nửa các nước thành viên của Liên minh Châu Âu EU và Vương quốc Anh cho rằng vẫn quá sớm để có thể đánh giá được hết hậu quả của COVID-19 lên số lượng sinh viên đăng kí theo học. Tuy nhiên, ở Pháp, số lượng đơn xin nhập học qua chương trình
“Studies in France” đã giảm khoảng 20%.
3.1.4 Tác động của dịch bệnh tới du học sinh Việt Nam
Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Việt Nam có khoảng 190,000 du học sinh đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài, nhiều nhất tại các nước như Mỹ, Úc, Anh, Hàn Quốc...Các nước có nhiều du học sinh Việt Nam là Úc 30.000, Mỹ 29,000, Canada 21.000, Anh 12.000, Trung Quốc 11.000…Do dịch bệnh COVID-19, các chuyến bay quốc tế bị hủy bỏ, đa số sinh viên phải bảo lưu kết quả, hoặc lựa chọn các định hướng khác cho bản thân, bởi trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phụ huynh và học sinh đều không muốn mạo hiểm cho sức khỏe cũng như tương lai của mình
Qua đây, chúng ta có thể thấy được những tác động nặng nề của dịch bệnh đến nền giáo dục của thế giới. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục sẽ cần một khoảng thời gian dài để phục hồi lại như thời kì trước khi dịch bệnh xảy ra.