Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản pps (Trang 43 - 47)

b. Quy mô:

3.3.2 Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp

a, Xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền

vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thương Việt Nam theo hướng năng động phù hợp với thông lệ quốc tế, thị trường Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.

b, Sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lượng. Càng ngày các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thương mại tinh vi, phổ biến nhất là các rào cản kỹ thuật. Trước tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn về quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất lượng cũng chính là một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, có thể nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến từ Nhật

Bản . Như thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thương mại quốc tế Việt – Nhật.

c, Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu là tất cả các hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Bao gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH), phát triển sản phẩm và đưa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trường mục tiêu và cuối cùng là thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trường đó thông qua các kênh phân phối, quảng cáo, tiếp thị. Tìm hiểu về đối phương là yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi muốn làm ăn với bất kì một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động và các xu hướng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trường Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát thị trường định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo sát diễn biến sư kiên này và phân tích đánh giá nhu cầu thị trường, tận dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lượng tốt sang Nhật Bản.

d, Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi trình độ sản xuất thế giới đã phát triển hơn rất nhiều , yếu tố con người ngày càng đóng vai trò trọng tâm quyết định. Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những con người mẫn cán có tính kỷ luật và tổ chức cao nên khi hợp tác với người Nhật doanh nghiệp Việt cũng cần tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong mắt đối tác. Để đạt được những mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, sáng tạo, năng động, nhiệt tình và có tinh thần kỷ luật cũng như tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, họ cần chủ động đào tạo nguồn

xuất nhập khẩu và nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý các trường hợp tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cũng như sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Kết luận

Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến nay, mặc dù có những bước thăng trầm nhưng mối quan hệ giữa hai nước hiện nay đăc đạt được những thành tựu đáng kể và tương lai mối quan hệ này có nhiều điều kiện phát triển hơn nữa. Có thể thấy rằng từ khi Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến nay, quan hệ Việt – Nhật liên tục phát triển.

Đề tài nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản để rồi từ đó đi đến những hiệp định cụ thể của hai nước đã kí kết, thấy được thực tế hoạt động thương mại thông qua một số số liệu cụ thể trong những năm gần đây. Bao gồm: Hiệp định thương mại Việt – Nhật, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam ký kết với các nước, Sáng kiến Việt Nhật, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản, Hiệp định song phương ASEAN- Nhật Bản, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, cả sự phối hợp các công cụ chính sách trong quan hệ thương mại Việt-Nhật và Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam – Nhật Bản. Và cuối cùng như mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài đưa ra đánh giá cả về mặt thuận lợi và khó khăn để rồi nêu lên triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và đặc biệt là giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản.

Chúng ta hy vọng rằng với dấu hiệu tích cực của công cuộc khôi phục kinh tế Nhật Bản và khu vực, cùng với quá trình đổi mới của Việt Nam, những kết quả trên sẽ là bước tạo đà quan trọng cho việc gia tăng hơn nữa quan hệ hai nước trong thiên niên kỷ mới này, góp phần vào sự phát triển kinh tế của hai quốc gia cũng như tạo bầu không khí hợp tác kinh doanh trong toàn khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các trang web:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản pps (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w