Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản pps (Trang 31 - 33)

b. Quy mô:

3.1 Đánh giá quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - là một thị trường lớn với dân số khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay.

3.1.1 Một số khó khăn cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Nhật Bản

Trước hết đó là vấn đề nắm bắt thông tin và hiểu biết về tập quán kinh doanh của người Nhật Bản. Các DN Nhật Bản rất coi trọng chữ “tín” trong quan hệ với bạn hàng và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong hợp đồng khi đã ký hợp đồng. Họ thường có quá trình tìm hiểu rất kỹ càng về đối tác tiềm năng trước khi có quyết định làm ăn lâu dài, đôi khi đơn hàng có khối lượng không lớn. Trong khi đó, nhiều DN Việt Nam đặc biệt là

các DN nhỏ và vừa thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản và kinh nghiệm làm ăn với các DN Nhật Bản. Một số DN chưa thật sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa, tập quán kinh doanh của Nhật Bản. Bởi vậy, một số DN Việt Nam, mặc dù đã có kết quả kinh doanh tốt ở thị trường Mỹ, các nước EU nhưng lại chưa có kết quả tương tự ở thị trường Nhật Bản.

Một khó khăn nữa cần được lưu ý đó là rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, nhất là đối với thị trường Nhật Bản. Kể từ ngày 29/5/2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép. Tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100%. Đối với rau quả, Luật bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép xuất khẩu quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua…

Bên cạnh đó là những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.Hàng công nghiệp chế tạo của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật (trừ của các công ty liên doanh hay 100% vốn của Nhật Bản) gặp một số khó khăn về tiêu chuẩn kỹ thuật vì các tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật (JIS) có nhiều điểm riêng biệt khác với tiêu chuẩn quốc tế, trong khi hầu hết các công ty của Việt Nam là theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những

sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm dệt may, bao bì xô lệch, v.v… những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoànthiện sản phẩm cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lâu dài.

Ngoài ra còn những khó khăn về chi phí và hệ thống phân phối. Do yêu cầu cao về chất lượng, các DN cần đầu tư để cải tiến nhiều khâu từ thiết kế, kỹ thuật, bảo quản, vận chuyển, quản lý chất lượng. Việc tiến hành khảo sát và tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng khá tốn kém nhất là đối với những DN vừa và nhỏ. Đồng thời, hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên đến tay người tiêu dùng giá cả khá cao so với giá nhập khẩu. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý (không bị lệ thuộc vào thông tin về giá bán lẻ ở Nhật Bản)…

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản pps (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w