Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu luận văn

3.3.7. Một số giải pháp khác

* Tăng cƣờng vai trò kiểm soát chi KBNN

Mặc dù những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc đã chú trọng và xây dựng nhiều cơ chế để nâng cao chức kiểm soát thanh toán NSNN qua KBNN, tuy nhiên các cấp các ngành và đặc biệt các đơn vị sử dụng ngân sách vẫn chƣa quan tâm chú trọng đến công tác này. UBND huyện thƣờng xuyên quan tâm đến chất lƣợng kiểm soát chi của KBNN xem đây là khâu kiểm soát thanh toán quan trọng nhất quá trình quản lý chi thƣờng xuyên NSNN huyện . Từ con số hạch toán của KBNN, con số báo cáo từ chối thanh toán là tiêu chí đánh giá, phản ánh thực tế tình hình thực hiện, chấp hành dự toán chi NSNN của các đơn vị thụ hƣởng NSNN mà cơ quan Tài chính có thể lấy để kiểm tra, thanh tra và quản lý tổng dự toán NS huyện tại mọi thời điểm.

* Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị quản lý NSNN

Tăng cƣờng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan KBNN và Thuế, Tài chính trong việc kiểm soát tồn quỹ ngân sách, dự toán ngân sách và chấp hành ngân sách nhà nƣớc. Phối hợp giữa HĐND-UBND với KBNN trong việc cung cấp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi tiêu công, tiến độ thực hiện kế hoạch chi của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

Mối quan hệ giữa KBNN, Phòng Tài chính và các đơn vị thụ hƣởng NSNN trong việc quản lý, đối chiếu thực hiện trao đổi cung cấp thông tin về quy chế chi tiêu nội bộ, định mức, chế độ tiêu chuẩn quy định đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

* Tăng cƣờng quản lý biên chế CBCC

Việc quản lý chặt chẽ biên chế đƣợc giao tạo thuận lợi cho việc giao dự dự toán sát với tình hình thực tế nhƣ quỹ lƣơng và các khoản theo lƣơng, các khoản

chi khác theo định mức biên chế nếu biên chế đúng thì dự toán sẽ giao khớp đúng. Tăng cƣờng công tác quản lý cán bộ kế toán các cấp, các đơn vị cơ sở, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên liên tục để cập nhật kiến thức nghiệp vụ quản theo luật ngân sách nhà nƣớc mới ban hành.

Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ kế toán tài chính các cấp, phải có trình độ chuyên môn theo quy định. Phải có quy định cụ thể cho các cấp chính quyền Nhà nƣớc không đƣợc thay đổi cán bộ chuyên môn nếu không có lý do chính đáng hoặc thay đổi thì phải là ngƣời có đủ năng lực chuyên môn theo quy định. Tiếp tục hoàn thiện chƣơng trình kế toán chuyển giao của Bộ Tài chính và kết nối thông suốt, vận hành mạng nội bộ của ngành.

Xây dựng đội ngũ kế toán có đạo đức, trung thực, liêm chính, có ý thực phục vụ lợi ích của cộng đồng, có tinh thần hợp tác, say mê nghiên cứu nghiệp vụ trong lĩnh vực đƣợc phân công. Cần có kế hoạch hợp lý về việc bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ kế toán một cách căn bản và đồng bộ trong quy hoạch đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

* Quản lý tốt công tác chuyển nguồn, sử dụng kết dƣ hằng năm

Đối với nội dung chi chuyển nguồn, phần lớn đã xác định đƣợc các nội dung nào đƣợc phép chi chuyển nguồn nhƣng chƣa xác định hết các nội dung Huyện, xã chi chuyển nguồn nhiều năm hoặc các nội dung phải chi chuyển nguồn nhƣng huyện, xã cố tình không chuyển nguồn để năm sau hòa chung vào kết dƣ để sử dụng sai mục tiêu nguồn kinh phí.

Ví dụ: Huyện thƣờng không chuyển nguồn kinh phí cải cách tiền lƣơng từ tăng thu mà để trong kết dƣ để năm sau phân bổ cho đầu tƣ hoặc các nội dung khác sai mục tiêu, tính chất nguồn kinh phí.

Đối với các nguồn kinh phí cải cách tiền lƣơng, bổ sung có mục tiêu...khi kiểm tra, quyết toán hoặc thanh tra kiểm toán phát hiện đơn vị chƣa thực hiện chi chuyển nguồn thì cần thiết phải kiến nghị điều chỉnh quyết toán

tăng chi chuyển nguồn, giảm kết dƣ để theo dõi tốt hơn, chi tiết hơn các nguồn kinh phí trên tránh việc lạm nguồn khi địa phƣơng eo hẹp về kinh phí.

Đối với nội dung việc sử dụng dự phòng, qua kiểm toán ngân sách hằng năm đã phân tích, phản ánh đƣợc Huyện trích lập dự phòng có đảm bảo mức tối thiểu 2% theo quy định của Luật NSNN và đã liệt kê, chỉ ra đƣợc các nội dung chi không đúng quy định của Luật NSNN. Tuy nhiên đây là nội dung mà các đơn vị đƣợc các cơ quan Thanh tra, kiểm toán thƣờng có nhiều tranh cãi nhất vì Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn chƣa quy định chặt chẽ, chi tiết việc sử dụng dự phòng. Đối với nội dung này các khi quyết toán cần phải phân tích rõ từng nội dung sử dụng dự phòng, trích dẫn các quyết định của cấp có thẩm quyền và cần phải linh hoạt, phân tích đánh giá hợp lý, phù hợp với thực tiễn của các đơn vị sử dụng ngân sách, các xã và ngân sách huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)