Tuổi: Tuổi trung bình là 46,88±17,07; tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất là 79 tuổi Theo nghiên cứu của chúng tôi thì độ tuổi TC hay gặp là 31 45tuổi và độ

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh nhân trầm cảm tại phòng khám Tâm thần Thần kinh (Trang 37 - 38)

79 tuổi. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì độ tuổi TC hay gặp là 31- 45tuổi và độ tuổi > 60 đều chiếm tỷ lệ 26,2%; Tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tương tự số liệu của Gonzalez(2010) TC người >60 tuổi chiếm 25,4%. Ở Huế (2014) 32,5% [18],[24] ; Bệnh viện tâm thần Mai Hương (1998) tỷ lệ người già là 20-35%[19]. Tôn Thất Hưng( Huế) 3,14%[8]; Trần Hữu Bình( Hà Nội) là 71,76% [20]. chúng tôi ít gặp ở độ tuổi ≤ 30(22,6%); đó là độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Thanh Thảo ( 2015) tuổi trung bình là 43,56±15,1[22]. Rối loạn TC tuy gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi hay gặp từ 31-45 là lứa tuổi hầu như đã có gia đình, đang độ tuổi lao động, nên dễ gặp stress gây TC; còn lứa tuổi > 60 thì là lứa tuổi được xếp vào tuổi già, thường có một số bệnh cơ thể mạn tính kèm theo, tâm, sinh lý dễ thay đổi nên cũng dễ mắc TC.

4.1.3.Nghề nghiệp: Nghề nghiệp làm ruộng và nghề tự do gặp nhiều nhất với chiếm tỷ lệ 66,3%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Tôn Thất Hưng( 2014) 64,5%[18]. Lương Văn Sáng( 2010) 61,7%[25]. Cán bộ,

viên chức, Học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ 16,2%, tương đương Tôn Thất Hưng( 2014) 11,5%[18],[24]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh( 2017) thì tỷ lệ cán bộ - viên chức, học sinh, sinh viên mắc trầm cảm là 10%.Tỷ lệ này thấp hơn Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2020) thì tỷ lệ trầm cảm gặp ở học sinh, sinh viên chiếm 30% [23]. Do trong thời gian qua ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 nên những người làm ruộng hay nghề tự do có ảnh hưởng về kinh tế khó khăn do không tìm được việc làm nên dễ dẫn đến trầm cảm. Cán bộ, viên chức và học sinh, sinh viên do áp lực học hành, công việc, môi trường thay đổi cũng dễ dẫn đến TC.

4.1.4. Nơi ở:

Trong tổng số 80 bệnh nhân TC thì có 42 người sống ở thành thị, chiếm 52,5%; có 38 người sống ở nông thôn chiếm 47,5%. Tỷ lệ này tương đương Phạm Thanh Thảo(2015) Thành thị 60,7%; nông thôn 39,3%[22]; Lương Văn Sáng(2010) thành thị 57,3%; nông thôn 42,7%[25]. Trần Hữu Bình( Hà Nội) là Thành thị 61,7%; nông thôn 38,3% [20].

4.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng rối loạn trầm cảm

Trong tổng số 80 bệnh nhân TC thì có 42 người là TC nội sinh, chiếm 52,5%; có 38 người là TC tâm căn, cơ thể chiếm 47,5%. Đa số các bệnh nhân TC gặp các vấn đề về cơ thể như mất ngủ, mệt mỏi, gày sút cân...các bệnh cơ thể mạn tính, stress dẫn đến ức chế cảm xúc, tư duy, hoạt động của bệnh nhân. Trầm cảm nhẹ, chiếm 37,5%; Trầm cảm vừa chiếm 33,8%; trầm cảm nặng chiếm 28,7%.

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh nhân trầm cảm tại phòng khám Tâm thần Thần kinh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w