-Triệu chứng đặc trưng trầm cảm: Trong 3 triệu chứng đặc trưng của TC thì triệu chứng “khí sắc trầm” chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 97,5%; sau đó triệu chứng giảm năng lượng, tăng mệt mỏi dẫn đến giảm hoạt động chiếm 85%. Thấp nhất là TW “Mất mọi quan tâm và thích thú” chiếm 52,5%. Tỷ lệ này là
34
hợp lý bởi rối loạn trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, đó là một quá trình ức chế toàn bộ các hoạt động tâm thần thể hiện trước tiên chính là khí sắc , tư duy và hành vi.
- Trong 7 triệu chứng phổ biến của TC thì TW” rối loạn giấc ngủ và ăn ít ngon miệng” chiếm tỷ lệ cao với > 90% gặp trên các đối tượng nghiên cứu. Trong đó triệu chứng “Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát”chiếm tỷ lệ 16,3%. Đây là TW đặc biệt cần lưu ý đối với Bệnh TC. Do bệnh nhân TC đến khám với biểu hiện rối loạn giấc ngủ kéo dài, ăn uống kém làm cho bệnh nhân khó chịu , ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân, nên tỷ lệ TW này gặp cao nhất. Còn TW “ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại vô cùng nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện và đến khám kịp thời, nhất là những trường hợp liên quan đến sang chấn tâm lý.
- Trong 8 triệu chứng cơ thể thì TW “Giảm cảm giác ngon miệng và TW gầy sút cân” chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm >90%. Sau đó đến TW “Mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày” chiếm tỷ lệ 77,5%. Với tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp vì bệnh nhân đến khám thường là vì gặp các vấn đề về cơ thể , chủ yếu là từ cảm giác ăn không ngon miệng, thấy gầy sút cân , mệt mỏi dẫn đến mất mọi quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày mà bệnh nhân vẫn thường tham gia.
4.2.2. Đặc điểm triệu chứng sau 03 tháng điều trị.
Sau 3 tháng điều trị, hầu hết các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
- Trong các triệu chứng đặc trưng và phổ biến thì Khí sắc trầm” giảm nhiều nhất, chỉ còn 7,5%. TW” ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát giảm còn 2,5%; còn lại các TW “nhìn tương lai ảm đạm; Ăn ít ngon miệng; giảm còn dưới 8%. Điều này phù hợp với tỷ lệ mức độ TC của đối tượng nghiên cứu; Thời gian điều trị đối với các bệnh nhân TC nhẹ và vừa thường từ 1 đến 3
35
tháng là bệnh ổn định. Đây đều là những trường hợp bệnh nhân tuân thủ điều trị.
- TW cơ thể: Đặc biệt là TW sút cân không còn, chiếm tỷ lệ 0%; TW giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt chiếm tỷ lệ 50%. Trong điều trị TC thì thường sau khoảng 1 tuần thuốc chống TC mới có đáp ứng với các triệu chứng Đặc trưng và phổ biến; còn đối với các TW cơ thể thì các thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn , khi bệnh nhân cải thiện được giấc ngủ, cảm giác ăn ngon miệng sẽ cải thiện và bệnh nhân sẽ không còn bị sút cân. Còn TW “giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt” thường gặp trên bệnh nhân trong nhóm tuổi tiền mãn kinh và tuổi già nên tỷ lệ này giảm ít nhất là hợp lý.
4.3. Một số yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm
4.3.1. Tuổi:
4.3.1.1. Mối liên quan giữa tuổi và các triệu chứng phổ biến của TC. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy :
- Ở nhóm tuổi ≤30: thì TW “ Ăn ít ngon miệng; chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. TW “Rối loạn giấc ngủ; Giảm sút tập trung và chú ý” chiếm 77,8%; 61,1%. TW “Giảm sút tính tự trọng, lòng tự ti; Nhìn tương lai thấy ảm đạm” cùng chiếm 44,4%. TW “Ý tưởng , hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát” chiếm 27,7%. ý tưởng bị tội, không xứng đáng chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,7%.
- Trong 21 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 31 -45: TW “Rối loạn giấc ngủ; Ăn ít ngon miệng” chiếm tỷ lệ cao > 90%. Giảm sút tập trung và chú ý chiếm 66,7%. ý tưởng bị tội, không xứng đáng có tỷ lệ thấp nhất chiếm 9,5%.
- Trong 20 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 46-60: TW “Ăn ít ngon miệng” chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Rối loạn giấc ngủ chiếm 90%. Giảm sút tập trung và chú ý chiếm 70%. “Ý tưởng , hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát”có tỷ lệ thấp nhất , chiếm 15%.
36
- Trong 21 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi > 60: 100% bệnh nhân có TW “Rối loạn giấc ngủ và Ăn ít ngon miệng”. Tỷ lệ bệnh nhân có “Ý tưởng , hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát” thấp nhất, chiếm 9,5%.
Trong 7 triệu chứng phổ biến thì chúng tôi thấy các TW chiếm tỷ lệ cao chủ yếu là Rối loạn giấc ngủ; ăn ít ngon miệng; . Đặc biệt nhóm tuổi ≤30 có TW “Ý tưởng , hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát” chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại(27,7%) , Đây là lứa tuổi thanh, thiếu niên, suy nghĩ còn chưa chín chắn, tâm, sinh lý chưa ổn định; chưa có nhiều kinh nghiệm đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, khi có thêm yếu tố stress là rất dễ nghĩ đến cái chết.
4.3.1.2. Mối liên quan giữa tuổi và các triệu chứng cơ thể.
- Ở nhóm tuổi ≤30: 100% bệnh nhân có TW “Sút cân (thường ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước)” . Giảm cảm giác ngon miệng, chiếm 94,4%. Thiếu các phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh , chiếm 77,8%. Mất quan tâm ham thích hoạt động thường ngày chiếm 66,6%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là TW “Trầm cảm nặng lên về buổi sáng” chiếm 33,3%.
- Trong 21 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 31 -45: TW “Giảm cảm giác ngon miệng và Sút cân “ cùng chiếm tỷ lệ cao 95,2%. Mất quan tâm ham thích hoạt động thường ngày, chiếm 85,7%. Thiếu các phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh, chiếm 57,1%. 3 TW “Thức giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ; Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, có thể sững sờ; Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ” chiếm tỷ lệ ngang nhau 42,9%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là TW “Trầm cảm nặng lên về buổi sáng” chiếm 9,5%.
- Trong 20 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 46-60: TW “Sút cân” có tỷ lệ cao nhất , chiếm 95%. “Mất quan tâm ham thích hoạt động thường ngày” chiếm 90%. 2 TW “Giảm cảm giác ngon miệng và Giảm hoặc mất hưng phấn tình
37
dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ” cùng có tỷ lệ 85%. “Trầm cảm nặng lên về buổi sáng” chiếm tỷ lệ thấp nhất 35%.
- Trong 21 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi > 60: 100% bệnh nhân có TW” Giảm cảm giác ngon miệng”. “ Sút cân và Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ” có tỷ lệ tương đương, chiếm 95,2%. “Mất quan tâm ham thích hoạt động thường ngày và Thức giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ” có tỷ lệ tương đương, chiếm 66,7%. “Trầm cảm nặng lên về buổi sáng” có tỷ lệ thấp nhất, chiếm 33,3%.
Trong 8 TW cơ thể thì ở tất cả các nhóm tuổi chúng tôi thấy rằng Các TW chiếm tỷ lệ cao nhất là “Giảm cảm giác ngon miệng ; Sút cân” Điều này hoàn toàn phù hợp khi bệnh nhân mất ngủ, ăn uống kém do giảm cảm giác ngon miệng diễn ra trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến sút cân. Đặc biệt đối với nhóm tuổi > 45 Thì TW “ Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ” chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm tuổi ≤ 45. Vì > 45 là giai đoạn nội tiết tố bắt đầu có sự thay đổi một số bệnh nhân còn có các bệnh cơ thể mạn tính.
4.3.1.3. Mối liên quan giữa tuổi và các mức độ trầm cảm
- Trong 18 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi ≤ 30: TC nặng có tỷ lệ cao nhất , chiếm 38,9%; TC nhẹ chiếm 33,3%; TC vừa chiếm 27,8%.
- Trong 21 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 31- 45: TC vừa có tỷ lệ cao nhất chiếm 47,6%; TC nặng chiếm 33,3%; TC nhẹ chiếm 19%.
- Trong 20 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 46-60: TC vừa có tỷ lệ cao nhất chiếm 45%; TC nhẹ chiếm 35%; TC nặng chiếm 20%.
- Trong 21 bệnh nhân thuộc nhóm tuổi > 60: TC nhẹ có tỷ lệ cao nhất, chiếm 62%; TC nặng chiếm 23,8%; TC vừa chiếm 14,2%.
Kết quả này không có ý nghĩa thống kê ( P = 0,77> 0,05) .Như vậy không có mối liên quan giữa tuổi và các mức độ TC. Vì mức độ TC tùy thuộc vào TW
38
thời gian và sự ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh chứ không liên quan đến tuổi.
4.3.1.4. Mối liên quan giữa tuổi và thể TC.
- Nhóm tuổi ≤30: TC nội sinh chiếm tỷ lệ cao với 77,8%; TC tâm căn, cơ thể chiếm 22,2%
- Nhóm tuổi 31- 45: TC nội sinh chiếm tỷ lệ cao với 61,9%; TC tâm căn, cơ thể chiếm 38,1%.
- Nhóm tuổi 46-60: TC tâm căn, cơ thể chiếm tỷ lệ cao với 55%%; TC nội sinh chiếm 45%.
- Nhóm tuổi >60: TC tâm căn, cơ thể chiếm tỷ lệ cao với 71,4%; TC nội sinh chiếm 28,6 .
Kết quả này có ý nghĩa thống kê (Với P = 0,0139< 0,05), vậy có mối liên quan giữa tuổi và các thể TC. Tuổi càng cao thì chủ yếu là TC tâm căn, cơ thể do người già thường mắc một số bệnh mạn tính gây ra những khó chịu cho bệnh nhân.
4. 3.2. Giới:
- Trong tổng số 55 bệnh nhân nữ thì TC nhẹ, chiếm 38,2%; TC nặng chiếm 32,7%; TC vừa chiếm 29,1%.
- Trong tổng số 25 bệnh nhân nam thì TC vừa chiếm tỷ lệ 44%; TC nhẹ chiếm 36%; TC nặng chiếm 20%.
Kết quả này không có ý nghĩa thống kê(Với P = 0,35>0,05). Ở đây không có mối liên quan giữa tuổi và mức độ TC.
4. 3.3. Nơi ở:
- Trong 42 bệnh nhân sống ở thành thị TC vừa chiếm 35,7%; TC nhẹ chiếm 33,3%; TC nặng chiếm 31%.
- Trong số 38 bệnh nhân sống ở nông thôn thì TC nhẹ chiếm 42,1%; TC vừa chiếm 31,6%; 10 người chiếm 26,3%,
Kết quả này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,72> 0,05). Không có mối liên quan giữa nơi ở với mức độ TC