Một số yếu tố liên quan khác

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN (Trang 26)

- Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Vì thế có rất nhiều chương trình Y tế quốc gia dành riêng cho đối tượng này đã đưa về hệ thống y tế cơ sở. Nhưng thực trạng sử dụng dịch vụ y tế cơ sở của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi còn hạn chế.

Theo nghiên cứu của Phan Việt Hằng và Hoàng Anh Tuấn cho thấy chỉ có 48,9% bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế[25].

- Truyền thông giáo dục sức khỏe cũng được coi một trong những biện pháp hàng đầu nhằm bảo vệ và cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường. Vấn đề cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch từ trước đến nay đã được Tổ chức Y tế thế giới và các nước quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Theo nghiên cứu của Phạm Trung Kiên và Nguyễn Gia Khánh cho thấy sau 5 năm can thiệp chương trình giáo dục sức khỏe, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường thì tỷ lệ giảm rỏ rệt có ý nghĩa p < 0,05, không có trẻ bị tiêu chảy mất nước nặng hoặc tử vong do tiêu chảy[26].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm tất cả các cặp mẹ con bị tiêu chảy cấp điều trị tại Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh ... trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2021

* Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bà mẹ (hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp) có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

Các bà mẹ (hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp) không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

*Địa điểm: Khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh ...

*Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện những cặp bà mẹ có con điều trị nội trú đạt tiêu chuẩn nghiên cứu .

2.3. Các biến số nghiên cứu

2.3.1. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi

-Tuổi của trẻ : Được tính từ khi sinh đến khi vào viện và được làm tròn theo tháng.

- Nơi ở: Thành thị hoặc nông thôn

- Thời gian mắc: Là thời điểm bệnh nhân mắc tiêu chảy tới khi bệnh nhân khỏi tiêu chảy hoặc bệnh nhân ra viện.

- Phân bố tỷ lệ TCC của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi: .Từ 0 đến dưới 6 tháng tuổi

.Từ 6 đến dưới 12 tháng tuổi . Từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi .Từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi

- Phân bố các nguyên nhân gây TCC: Rotavirus, Shigella, E.coli, V.Cholerae, Salmonella, Campylobacter, thể phối hợp, không xác định được nguyên nhân.

2.3.2. Các yếu tố thuộc về gia đình trẻ

- Kinh tế hộ gia đình: Theo quy định của bộ Lao động – Thương binh và xã hội về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015.

+ Hộ nghèo: Thu nhập bình quân trên đầu người dưới 400.000 đồng/người/ tháng đối với nông thôn và dưới 500.000 đồng/người/ tháng đối với thành thị.

+ Hộ không nghèo: Thu nhập bình quân trên đầu người từ 400.000 đồng/người/tháng trở lên đối với nông thôn và từ 500.000 đồng/người/tháng trở lên đối với thành thị .

- Nghề nghiệp của bà mẹ : Nông dân, buôn bán, nội trợ, viên chức, nghề khác. - Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi

+ Tiểu học là những người đã học hết lớp lớp 5/12.

+ Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp lớp 9/12. + Trung học phổ thông là những người đã học hết lớp lớp 12/12.

+ Trình độ trên Trung học phổ thông là những bà mẹ học hết hoặc đang học trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học

-Vệ sinh nguồn nước

+ Đối với giếng đào dựa vào:

Phải nằm cách nhà tiêu (kể cả nhà tiêu của nhà hàng xóm), chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m.

Thành giếng phải được xây bằng gạch, đá hoặc thẻ ống bi sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất.

Sàn giếng phải được xây bằng gạch, đá hoặc đổ bê tông, không bị nứt. Hợp vệ sinh: đầy đủ 3 tiêu chí trên.

Không hợp vệ sinh: không đủ 3 tiêu chí trên. + Đối với giếng khoang dựa vào:

Phải nằm cách nhà tiêu (kể cả nhà tiêu của nhà hàng xóm), chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m.

Sàn giếng phải được xây bằng gạch, đá hoặc đổ bê tông, không bị nứt Hợp vệ sinh: đầy đủ 2 tiêu chí trên.

Không hợp vệ sinh: không đủ 2 tiêu chí trên. - Vệ sinh hố xí

+ Hố xí hợp vệ sinh: khi đạt tất cả các tiêu chí chính và từ 3 tiêu chí phụ trở lên.

+ Hố xí không hợp vệ sinh: khi không đầy đủ các tiêu chí của hố xí hợp vệ sinh.

(Bảng kiểm dùng để đánh giá vệ sinh hố xí đính kèm ở phụ lục 2)

2.3.3. Kiến thức, thực hành của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy

Bộ câu hỏi được xây dựng theo nội dung nghiên cứu bao gồm 2 phần: Đánh giá kiến thức và đánh giá thực hành.

*Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy + Kiến thức về chăm sóc trẻ, nhận biết bệnh tiêu chảy

+Kiến thức của bà mẹ về gói ORS, nước pha gói ORS và thời gian bảo quản ORS

+ Kiến thức của bà mẹ về hậu quả bệnh tiêu chảy

+ Kiến thức của bà mẹ về biện pháp phòng bệnh ( Dựa trên 7 biện pháp phòng bệnh tiêu chảy của trẻ, nếu bà mẹ đạt 5/7 biện pháp phòng bệnh thì sẽ đạt tiêu chuẩn):

- Thời gian cai sữa cho trẻ: . Cai sữa sớm : trước 18 tháng . Cai sữa đúng : từ 18- 24 tháng - Cai sữa muộn: trên 24 tháng tuổi

- Tình trạng SDD theo phân loại của WHO :

+ SDD độ I: Cân nặng dưới - 2SD đến - 3SD tương đương với cân nặng còn 70 – 80% so với cân nặng của trẻ bình thường.

+ SDD độ II: Cân nặng dưới - 3SD đến - 4SD tương đương với cân nặng còn 60 – 70% so với cân nặng của trẻ bình thường.

+ SDD độ III: Cân nặng dưới - 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với cân nặng của trẻ bình thường.

*Đánh giá kỹ năng thực hành của bà mẹ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy +Thực hành cách bù dịch và loại dịch bù cho trẻ bị tiêu chảy

+ Thực hành về cách chăm sóc của các bà mẹ khi trẻ bị bệnh tiêu chảy +Thực hành về cách xử trí của các bà mẹ khi trẻ bị bệnh tiêu chảy.

2.4. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.1. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin

Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị TCC điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện tỉnh ... thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ được thực hiện bởi các bác sĩ làm việc tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh ...

Bệnh nhi đủ điều kiện nghiên cứu được các bác sĩ khám và ghi các thông tin thu thập được của từng bệnh nhân vào mẫu phiếu nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các số liệu được làm sạch, mã hoá trước khi nhập và phân tích. Phân tích và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 và sử dụng các thuật toán thống kê ứng dụng trong y học.

Chương 3 KẾT QUẢ

Nghiên cứu tại Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa ... từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2021, chúng tôi ghi nhận 45 cặp mẹ con bị tiêu chảy cấp.

3.1. Tỷ lệ bệnh nhân tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại thời điểm nghiên cứu Nhận xét: Trong số 833 bệnh Nhi đến điều trị tại Khoa Nhi từ tháng 3 đến

tháng 9 có 45 bệnh nhân được chẩn đoán tiêu chảy cấp chiếm 5,4%.

Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy cấp theo giới tính, nơi ở

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nam 25 55,6 Giới tính Nữ 20 44,4 Thành thị 15 33,3 Nơi ở Nông thôn 30 66,7

Nhận xét: Tiêu chảy cấp ở trẻ nam ( 55,6%) nhiều hơn trẻ nữ ( 44,4%).

Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy cấp theo nhóm tuổi Nhóm tuổi trẻ Tần số Tỷ lệ (%) < 6 tháng 7 15,6 6 đến < 12 tháng 14 31,1 12 đến < 24 tháng 21 46,7 24 đến < 60 tháng 3 6,6 Tổng số 45 100

Nhận xét: Đa số trẻ bị tiêu chảy tập trung ở nhóm tuổi dưới 24 tháng chiếm

tỷ 93,4 %, trong đó 12 tháng đến dưới 24 tháng tuối chiếm tỷ lệ 46,7%.

Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy cấp theo nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân Tần số Tỷ lệ (%) Rota virus 23 51,1 E.coli 0 0 Shigella 0 0 E.Histolytica 0 0 Phối hợp 0 0 Không rõ 22 48,9 Tổng số 45 100 Nhận xét:

Có 51,1 % trẻ bị tiêu chảy cấp nguyên nhân do Rotavirus, 48,9 % trẻ bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp theo mức độ mất nước, mắc bệnh kèm theo. Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Không mất nước 3 6,7 Mức độ mất nước Có mất nước 37 82,2 Mất nước nặng 5 11,1 Mắc bệnh kèm theo Có 12 26,7 Không 33 73,3

Nhận xét: Có 93,3 % trẻ nhập viện trong tình trạng mất nước và mất nước

nặng, có 26,7 % trẻ nhập viện trong tình trạng có bệnh kèm theo.

3.2. Một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi

3.2.1. Các yếu tố thuộc về gia đình trẻ

3.2.1.1. Kinh tế gia đình

Biểu đồ 3.2. Tiêu chảy theo kinh tế gia đình

3.2.1.2. Nghề nghiệp mẹ

Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêu chảy theo nghề nghiệp mẹ

Nghề nghiệp của mẹ Tần số Tỷ lệ Nông dân 15 33,3 Buôn bán 7 15,6 Nội trợ 12 26,7 CB viên chức 2 4,4 Nghề khác 9 20 Tống số 45 100 Nhận xét:

Nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là nông dân chiếm 33,3%, nội trợ cũng khá cao chiếm 26,7%, buôn bán 15,6%, cán bộ viên chức chỉ chiếm tỷ lệ 4,4%.

3.2.1.3. Trình độ học vấn của mẹ

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tiêu chảy với học vấn của mẹ Nhận xét:

Các bà mẹ có trình độ học vấn THCS và THPT chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,9% và 31,1%, các bà mẹ có trình độ học vấn trên THPT cũng chiếm một tỷ lệ cao 35,6%, các bà mẹ có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ thấp 4,4%.

3.2.1.4. Tuổi của mẹ

Tuổi mẹ Tần số Tỷ lệ (%) ≤ 20 1 2,2 21- 30 32 71,1 31- 40 12 26,7 > 40 0 0 Tổng số 45 100 Nhận xét:

Tuổi trung bình của các bà mẹ chủ yếu tập trung trong nhóm từ 21- 30 tuổi chiếm 71,1%, nhóm từ 31 đến 40 chiếm 26,7%.

3.2.1.5. Vệ sinh nguồn nước

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tiêu chảy với vệ sinh nguồn nước Nhận xét:

Có 45,2% nguồn nước không hợp vệ sinh, 54,8% nguồn nước hợp vệ sinh.

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tiêu chảy với tình trạng hố xí Nhận xét:

Có 24,4 % hố xí không hợp vệ sinh, 75,6% hố xí hợp vệ sinh

3.2.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành và thái độ của bà mẹ

3.2.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy

Bảng 3.7. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ

(%)

Thời gian bắt đầu bú sau đẻ tốt nhất 30 phút 33 73,3 30 phút - 12giờ 10 22,2

> 12giờ 2 4,5

Thời gian cai sữa tốt nhất < 18 tháng 5 11,1 18 - 24 tháng 33 73,3 > 24 tháng 7 15,6

< 4 tháng 2 4,4

Thời gian bắt đầu ăn sam tốt nhất 4 - 6 tháng 15 33,3 > 6 tháng 28 62,3

Nhận xét:

Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 30 phút sau đẻ là 73,3%, số bà mẹ cho rằng nên cho trẻ bú muộn sau sinh chiếm 26,7%

Có 11,1% trẻ cai sữa sớm trước 18 tháng tuổi, 88,9% trẻ cai sữa sau 18 tháng tuổi

Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn sam sau 4 tháng tuổi chiếm 95,6%

Bảng 3.8. Kiến thức của bà mẹ về nhận biết bệnh tiêu chảy

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ (%) Biết đủ 31 68,9 Không đủ 13 28,9 Không biết 1 2,2 Tổng số 45 100 Nhận xét:

Đa số các bà mẹ ( 68,9%) nhận biết đầy đủ về các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy ở trẻ em.

Bảng 3.9. Kiến thức của bà mẹ về cách cho bú khi trẻ bị tiêu chảy

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ (%)

Tạm ngưng cho bú 0 0

Cho bú ít đi 3 6,7

Cho bú bình thường 8 17,8

Cho bú nhiều lên 34 75,5

Tổng số 45 100

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ cho rằng khi bị tiêu chảy thì cho trẻ bú ít hơn bình

thường chiếm 6,7%, tỷ lệ bà mẹ cho bú bình thường và bú nhiều lên là 93,3%

Bảng 3.10. Kiến thức của bà mẹ về cách cho trẻ uống nước khi trẻ bị tiêu chảy

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ (%)

Cho uống ít đi 1 2,2

Cho uống bình thường 5 11,1

Cho uống nhiều lên 39 86,7

Tổng số 45 100

Nhận xét:

Khi trẻ bị tiêu chảy thì đa số các bà mẹ cho trẻ uống bình thường hoặc cho trẻ uống nhiều hơn bình thường chiếm 97,8%.

Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về cách cho trẻ ăn khi trẻ tiêu chảy

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ (%)

Cho ăn ít đi 6 13,3

Cho ăn bình thường 31 68,9

Cho ăn nhiều lên 8 17,8

Tổng số 45 100

Nhận xét: Khi trẻ bị tiêu chảy phần lớn các bà mẹ cho ăn bình thường hoặc

Bảng 3.12. Kiến thức của bà mẹ cho trẻ ăn thêm khi trẻ khỏi bệnh

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ (%)

Ăn tăng mỗi ngày một bữa 31 68,9

Không cho trẻ ăn thêm 14 31,1

Tổng số 45 100

Nhận xét:

Có 68,9% bà mẹ cho ăn thêm mỗi ngày 1 bữa, 31,1% bà mẹ không cho ăn thêm.

Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về gói ORS

Đúng Sai

Kiến thức của bà mẹ

n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)

Biết tác dụng của dung dịch ORS 42 93,3 3 6,7

Nghe về pha gói ORS 33 73,3 12 26,7

Biết pha ORS 35 77,8 10 22,2

Nhận xét:

Có 93,3% bà mẹ biết tác dụng của ORS, có tới 73,3% đã nghe về cách pha ORS, 26,7% bà mẹ chưa tùng nghe về cách pha ORS, 77,8% bà mẹ biết cách pha ORS, 22,2% bà mẹ không biết cách pha ORS.

Bảng 3.14. Kiến thức của bà mẹ về loại nước pha ORS

Loại ướcc pha ORS Tần số Tỷ lệ (%)

Nước đun sôi để nguội 40 88,9

Nước nóng 0 0

Nước đóng chai 5 11,1

Tổng số 45 100

Nhận xét:

Có 88,9% bà mẹ pha dung dịch ORS bằng nước đun sôi để nguội, 11,1% pha bằng nước đóng chai, không có bà mẹ nào pha ORS bằng nước nóng.

Bảng 3.15. Kiến thức của bà mẹ về thời gian bảo quản dung dịch ORS

Kiến thức của bà mẹ Tần số Tỷ lệ (%) Dùng trong 24 giờ 35 77,8 Dùng > 24 giờ 5 11,1 Không biết 5 11,1 Tổng số 45 100 Nhận xét:

Có 77,8% có kiến thức đúng về thời gian bảo quản ORS trong 24 giờ,

11,1 % bà mẹ cho rằng dùng trên 24 giờ, 11,1 % bà mẹ không biết thời gian bảo quản ORS.

Biểu đồ 3.6. Kiến thức của bà mẹ về hậu quả của bệnh tiêu chảy đối với trẻ em Nhận xét:

Có 37,8% bà mẹ cho là tiêu chảy gây suy dinh dưỡng ở trẻ em, 48,9% bà mẹ cho là tiêu chảy có thể gây tử vong, 13,3% bà mẹ không biết hậu quả của bệnh tiêu chảy.

Biểu đồ 3.7. Kiến thức của bà mẹ về phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ Nhận xét:

Có 57,7% bà mẹ có kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ đạt yêu cầu,

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w