Tỷ lệ tiêuchảy cấp theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN (Trang 47)

Bảng 3.2 chúng tôi thấy rằng có 15,6% các trường hợp tiêu chảy cấp là trẻ dưới 6 tháng tuổi, 31,1% trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, 46,7% trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi và chỉ có 6,6% trẻ trên 24 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Mạnh Tiến ( 2011) có 95,4% trẻ tiêu chảy cấp dưới 2 tuổi [29], Nguyễn Đức Hùng 93,5% [27]. Lứa tuổi này trẻ dễ mắc hơn lứa tuổi khác là do nguồn dự trữ kháng thể mẹ cho trẻ qua nhau thai đang giảm dần, trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cầm nắm đồ vật xung quang trẻ nên đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và trẻ bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường làm gia tăng các tác nhân gây bệnh.

4.1.4.Tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp theo nguyên nhân gây bệnh.

Tại Việt Nam, tác nhân gây tiêu chảy cấp nhập viện thường gặp nhất là

Rotavirus. Trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ bệnh càng nặng và phải nhập viện càng cao. Tiêu chảy do Rotavirus thường gặp nhất ở trẻ từ 10 tháng đến 15 tháng tuổi [20]. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời đã dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải nặng nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong. Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng siêu vi rất lớn. Siêu vi có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn, nguồn nước...Theo một khảo sát tại BV Nhi đồng 1 có đến 67,4% trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp nhiễm Rotavirus, 95% trẻ em bị nhiễm Rotavirus ít nhất một lần trước 5 tuổi. Qua bảng 3.3 theo nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi chủ yếu do Rotavirus gây ra chiếm 51,1 %. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả

Nguyễn Tuấn Tú khi nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của tiêu chảy do

Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoaTiêu hóa Bệnh viện trẻ em Hải phòng, trong nghiên cứu của tác giả tỷ lệ trẻ tiêu chảy do Rotavirus chiếm 48,2% [20].

4.1.5.Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp theo mức độ mất nước, bệnh kèm theo.

Qua bảng 3.4 có tới 93,3% trẻ vào viện trong tình trạng mất nước, đa số các bà mẹ thường chỉ cho con vào viện khi đã có dấu hiệu mất nước. Nhưng chỉ có 11,1 % là mất nước nặng, điều này cho thấy kiến thức của bà mẹ cũng tương đối tốt. Trong số những trẻ điều trị tại khoa nhi BVĐK ... có tới 26,7 % trẻ có mắc bệnh kèm theo chủ yếu là bệnh lý về hô hấp, điều này là phù hợp vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và phụ thuộc vì vậy thường mắc cùng một lúc nhiều bệnh đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn.

4.2. Một số yếu tố liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi

4.2.1. Các yếu tố thuộc về gia đình trẻ

4.2.1.1. Kinh tế gia đình

Tuy kinh tế gia đình không phải là hộ nghèo nhưng nhìn chung nghề nghiệp của các bà mẹ là nông dân, nội trợ nên điều kiện kinh tế còn khó khăn nên kiến thức phòng bệnh cho trẻ còn hạn chế.

Kết quả nghiên cứu biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ nghèo chiếm 6,7%, không nghèo ( 93,3%). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Trương Thanh Phương năm 2018 tại Sóc Trăng, nghèo chiếm 4,8 %, không nghèo 95,2% [30].

4.2.1.2. Nghề nghiệp mẹ

Kết quả bảng 3.5 khi nghiên cứu nghề nghiệp của các bà mẹ chúng tôi thấy chủ yếu nông dân, nội trợ chiếm 60%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng là 59,3%[27]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi các bà mẹ làm nông dân, nội trợ chiếm 65%, cán bộ nhân viên là 7,9%[31]

4.2.1.3.Trình độ học vấn

Khi nghiên cứu về trình độ học vấn của các bà mẹ trong biểu đồ 3.3 chúng tôi nhận thấy 28,9% bà mẹ dưới trung học phổ thông, 31,1 % bà mẹ có trình độ trung học phổ thông và 35,6 % trình độ trên trung học phổ thông

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng năm 2014 khi nghiên cứu thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ tại Bệnh viện Nhi Hải dương [27]. Tỷ lệ bà mẹ có trình độ trên trung học phổ thông cao hơn Nguyễn Viết Sơn khi nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng của trẻ em và kiến thức thực hành về bệnh tiêu chảy của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy điều trị nội trú tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2016[32].

4.2.1.4. Nhóm tuổi của bà mẹ

Qua nghiên cứu 45 bà mẹ đưa con đến điều trị tại Khoa Nhi BVĐK ..., ở bảng 3.6 chúng tôi thấy có 71,1 bà mẹ trong độ tuổi từ 21 đến 30, 26,7 % bà mẹ trong nhóm tuổi từ 31- 40 tuổi. Kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hùng Kiệt khi nghiên cứu kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 1 tuổi về phòng, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại xã Mỹ Quý, Tháp mười, tỉnh đồng tháp. Tác giả cho biết bà mẹ trong độ tuổi từ 21 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 72,6% [33]

4.2.1.5. Tình trạng nguồn nước và hố xí

Nguồn nước gia đình sử dụng cho việc vệ sinh ăn uống cần đảm bảo các tiêu chí vệ sinh, sư dụng nguồn nước sạch giúp phòng ngừa tốt cho bệnh tiêu chảy

Ở biểu đồ 3.4 tình trạng nguồn nước không hợp vệ sinh chiếm 45,2%, điều này cho thấy chất lượng nguồn nước có liên quan đến mắc tiêu chảy trẻ em dưới 5 tuổi.

Sử dụng hố xí không hợp vệ sinh là yếu tố nguy có mắc bệnh tiêu chảy. Qua biểu đồ 3.5. Tình trạng hố xí không hợp vệ sinh chiếm 24,4%

Nghiên cứu của Dương Đình Thiện, sử dụng hố xí không hợp vệ sinh là yếu tố nguy cơ kết hợp chặt chẽ với bệnh tiêu chảy.[34]

4.2.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành và thái độ của bà mẹ.

4.2.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy - Kiến thức về chăm sóc trẻ

Bảng 3.7 ta thấy có 73,3% bà mẹ cho trẻ bú ngay sau sinh và có 26,7% không cho trẻ bú ngay sau sinh. Tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn nhiều so với tỷ lệ của Nguyễn Đức Hùng là 50,7%[27]

Kiến thức của các bà mẹ về thời gian cai sữa tốt nhất thì có11,1% trẻ cai sữa trước 18 tháng tuổi, 88,9% cai sữa sau 18 tháng tuổi, theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: không nên cai sữa cho trẻ trước 18 tháng tuổi

Một tỷ lệ đáng kể trẻ có chế độ ăn chưa hợp lý không phù hợp với lứa tuổi tuy có tới 95,6 % bà mẹ cho rằng thời điểm ăn sam tốt nhất của trẻ là trên 4 tháng, kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trương Thanh Phương (2009) tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng là (85,5%) [30], vẫn còn 4,4 % bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi, điều này có thể lý giải do tỷ lệ bà mẹ làm nông nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao nên hạn chế về nhận thức cũng như công việc bận rộn kết hợp với thị trường sữa ngày càng đa dạng dẫn tới việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng đầu của các bà mẹ không cao. Ngoài ra một số bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cho trẻ ăn bổ sung sớm do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu của các thế hệ trước cho rằng trẻ cần ăn bổ sung sớm để sớm tăng cân và phát triển tốt.

Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy

Trong nghiên cứu của chúng tôi, để có được những thông tin về kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bà mẹ thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.

Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy được đánh giá thông qua các chỉ số: kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh tiêu chảy, nhận biết các dấu hiệu mất nước, kiến thức về chăm sóc của bà mẹ khi con bị tiêu chảy và kiến thức sử dụng bảo quản dung dịch ORS

Khi nghiên cứu kiến thức của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy chúng tôi đưa ra các câu hỏi để bà mẹ nhận định thế nào là tiêu chảy. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.8 có 68,9% bà mẹ có khái niệm đúng về tiêu chảy, cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng tại Bệnh viện Bạch Mai là 21,1% [35], tương đồng với nghiên cứu của Trương Thanh Phương (2009) tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng (69,8%) [30], 28,7% các bà mẹ cho rằng tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng mà không đề cập đến số lần hoặc chỉ đề cập đến số lần mà không đề cập đến tính chất phân và có 2,6% bà mẹ không trả lời được thế nào là bệnh tiêu chảy.

Kiến thức của các bà mẹ về cách cho bú

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất đối với trẻ nhỏ, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy thì sữa mẹ vẫn được dung nạp và hấp thu tốt. Kiến thức về cho con bú, về tác dụng của sữa mẹ sẽ giúp các bà mẹ hiểu sâu hơn và thực hành đúng không chỉ khi trẻ bị tiêu chảy mà còn trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.9 có 93,3% tỷ lệ bà mẹ cho con bú bình thường và bú nhiều lên Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Thị Hải Lý đều cho kết quả tương tự (93,6%) [36]. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Vũ Mạnh Tiến 80,6% bà mẹ cho con bú đúng [37]. Vẫn còn 6,7 % bà mẹ cho con bú ít đi hoặc ngừng không cho trẻ bú đây là quan niệm hết sức sai lầm và nguy hiểm có thể dẫn đến trẻ rơi vào tình trạng mất nước nặng do đó cần phải nhấn mạnh việc cho trẻ bú đầy đủ là rất cần thiết

Kiến thức của bà mẹ về cho con uống khi con bị tiêu chảy:

Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ đi ngoài nhiều lần dẫn đến mất nước và điện giải, việc bù lại nước và điện giải cho trẻ kịp thời là cần thiết và là biện pháp hàng đầu được khuyến nghị trong điều trị tiêu chảy. Trong nghiên cứu của chúng tôi ( bảng 3.10) tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng khi cho trẻ uống bình

thường hoặc uống nhiều hơn khi trẻ bị tiêu chảy là rất cao chiếm 97,8 %, kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng (95,8%) [27]. Có 2,2% bà mẹ cho rằng khi trẻ bị tiêu chảy thì nên cho trẻ uống ít đi hoặc không cho trẻ uống, đây là một quan niệm sai lầm và là nguyên nhân dẫn đến mất nước và điện giải nặng sẽ rất nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy:

Trong thời gian bị tiêu chảy trẻ đi ngoài nhiều lần sẽ rất mệt và không muốn ăn, nếu bà mẹ không có kiến thức, không cho trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn không đúng sẽ khiến cho trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng sau khi trẻ khỏi bệnh và làm chậm lại quá trình khỏi của bệnh cũng như dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.11 có 86,7 % bà mẹ có kiến thức cho trẻ ăn đúng khi trẻ bị tiêu chảy, kết quả này của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Vũ Mạnh Tiến 2011 là 73% [37]. Vẫn còn 13,3 % bà mẹ cho trẻ ăn ít hơn bình thường một phần họ cho rằng khi trẻ bị tiêu chảy thì không nên cho trẻ ăn nhiều vì đường ruột bị tổn thương có thể đó là nguyên nhân làm tăng thêm bệnh tiêu chảy của trẻ, một phần khi trẻ bị tiêu chảy trẻ thường biếng ăn nên các bà mẹ thường cho trẻ ăn theo nhu cầu, vì vậy cần tăng cường, đẩy mạnh truyền thông về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy, đây cũng là một trong những nội dung trong chương trình phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em.

Kiến thức của bà mẹ cho trẻ ăn thêm khi khỏi bệnh

Bảng 3.12 có 68,9 % bà mẹ cho con ăn thêm 1 bữa khi bị tiêu chảy

Theo khuyến nghị của WHO sau khi trẻ khỏi tiêu chảy thì cần phải cho trẻ ăn thêm 1 bữa 1 ngày trong vòng 2 tuần nhằm nâng cao thể trạng và phục hồi dinh dưỡng của trẻ sau khi khỏi bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.13 có 93,3% các bà mẹ biết tác dụng của gói ORS, 73,3 % bà mẹ được nghe về cách pha dung dịch ORS và 77,8% bà mẹ biết cách pha dung dịch ORS, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng [27]. Theo chúng tôi hiện nay việc sử dụng gói ORS đã phổ biến và trên bao bì gói ORS cũng ghi cách pha nên nhiều bà mẹ biết cách pha gói ORS, vẫn còn 22,2% bà mẹ không biết cách pha gói ORS, nhiều bà mẹ chia gói ORS pha thành nhiều lần hoặc pha không đúng tỷ lệ đã dẫn đến tình trạng trẻ phải cấp cứu vì rối loạn điện giải.

Kiến thức của bà mẹ về loại nước pha ORS

Bảng 3.14 kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiến thức về nước dùng để pha ORS của các bà mẹ tương đối tốt như sử dụng nước chín để nguội (88,9%) tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Trong tại Cao Lãnh, Đồng Tháp năm 2010 là 88% [38].

Kiến thức của bà mẹ về bảo quản ORS

Bảng 3.15 cho thấy có 77,8% bà mẹ có kiến thức đúng về thời gian sử dụng dung dịch ORS trong 24 giờ, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà tại Bệnh viện Nhi Trung ương 2013 (73,2%), thời gian sử dụng dung dịch ORS sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh tiêu chảy vì nếu để quá 24 giờ (chiếm 11,1%) thành phần trong dung dịch ORS sẽ biến đổi, dễ nhiễm khuẩn nếu cho trẻ uống dung dịch ORS này sẽ gây

Kiến thức của bà mẹ về hậu quả của bệnh tiêu chảy đối với trẻ em

Biểu đồ 3.6 có 37,8% bà mẹ biết hậu quả của bệnh tiêu chảy là gây suy dinh dưỡng ở trẻ em, 48,9% bà mẹ cho là tiêu chảy ở trẻ em có thể gây tử vong, (13,3%) bà mẹ không biết tác hại của bệnh tiêu chảy, điều này rất nguy hiểm vì các bà mẹ dễ có tư tưởng chủ quan khi cho rằng bệnh TCC không đáng sợ đặc biệt nguyên nhân gây bệnh là phẩy khuẩn tả, Rotavirus thì bệnh có thể sẽ diễn biến rất nhanh và nặng do vậy công tác truyền thông tới các bà mẹ cần duy trì và kịp thời.

Kiến thức của bà mẹ về phòng tiêu chảy cho trẻ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 57,7 % bà mẹ có kiến thức phòng bệnh đạt, kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hùng khi nghiên cứu thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại Bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2013 là 52,4%[27]. Theo chúng tôi tỷ lệ 57,7 % bà mẹ có kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy là còn tương đối thấp vì vậy cần phải tích cực tuyên truyền để các bà mẹ có kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy nhiều hơn, nhất là những nơi có trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế và xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

4.2.2.2. Thực hành của bà mẹ khi bị tiêu chảy

- Thời gian và loại dịch bù

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy 86,7% bà mẹ bù dịch sớm ngay khi trẻ bị tiêu chảy dù chưa có dấu hiệu mất nước, bù dịch sớm và bù đủ cho trẻ là hết sức cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai năm 2006 tại bệnh viện Nhi Trung ương (81%) [40]. Một số bà mẹ khác cho rằng khi mới bắt đầu tiêu chảy nếu trẻ chưa đòi uống hoặc không muốn uống thì chưa cần bù dịch vì trẻ chưa mất nước. Khi hỏi

Một phần của tài liệu NHẬN XÉT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w