KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện (Trang 31 - 33)

A. KẾT LUẬN

Qua khảo sát đặc điểm BN và phân tích sử dụng KSDP của BN được MLT tại khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh ... trong khoảng thời gian từ 01/03/2021 đến 30/09/2021, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm BN có chỉ định phẫu thuật

- Tuổi trung bình: 30,2 ± 5,07 tuổi, trong đó có 79,4% BN dưới 35 tuổi. - Có 51,7% BN là nông dân.

- Chỉ định mổ lấy thai chủ yếu là do vết mổ đẻ cũ (65,14%), bất thường do thai (14,48%), bất thường do mẹ (10,46%), bất thường do phần phụ của thai (9,92%).

- Có 23,59% BN sinh con lần đầu, có 76,41% trường hợp con rạ.

- Các yếu tố nguy cơ NKVM: Có 89,54% BN nằm trong nhóm có điểm NNIS = 0, có 8,85% BN mổ cấp cứu, 4,02% BN mổ có ối vỡ sớm.

2. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu

- Có 80,43% BN có thời gian nằm viện trước phẫu thuật <24 giờ. - Thời gian phẫu thuật <60 phút chiếm tỉ lệ 84,18%.

- Có 68,37% BN nằm viện sau phẫu thuật ≥ 96 giờ và 31,64% BN nằm viện sau phẫu thuật < 96 giờ.

- Tổng thời gian nằm viện trung bình là 6,2 ngày. BN có tổng thời gian nằm viện từ 5-7 ngày chiếm 56,3% và có 24,13% BN nằm viện >7 ngày.

3. Tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật

- Có 1,6% BN có NKVM : NKVM nông chiếm 0,3%; NKVM sâu chiếm 0,8% và NKVM trong khoang cơ thể là 0,5%.

- Thời gian xuất hiện NKVM sau MLT >72 giờ. 4. Tình trạng BN ra viện

- Có 98,4% BN ra viện với tình trạng khỏi

- Nên lồng ghép việc quản lý KSDP trong chương trình quản lý giám sát sử dụng kháng sinh của bệnh viện để thúc đẩy việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Triển khai nghiên cứu đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh trên những loại phẫu thuật khác dựa trên KSDP cho phẫu thuật mổ lấy thai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w